vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam đang trở về mức tăng trưởng trước đại dịch

2024-02-20 08:13

Ông đánh giá như thế nào về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023?

Năm 2023 là một năm thực sự khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác. Một trong những nguyên nhân là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất trong giai đoạn 2022 - 2023, làm cho các hoạt động thương mại chậm lại và do đó nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng bị sụt giảm. Việt Nam là nước có mức độ phụ thuộc vào thương mại lớn thứ hai trong khu vực ASEAN (tổng giá trị thương mại chiếm khoảng 186% GDP năm 2021, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới), chỉ đứng sau Singapore (với giá trị thương mại chiếm khoảng 337% GDP năm 2022).

Chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam vào khoảng tháng 7 năm ngoái do dữ liệu thương mại tiếp tục giảm. Mặc dù mức tăng GDP 5,05% năm 2023 thấp hơn so với mục tiêu 6 - 6,5%, nhưng đây là một thành tựu trong bối cảnh khó khăn, khi Ngân hàng Nhà nước cũng đã vào cuộc bằng cách hạ lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2024 dự kiến vẫn còn nhiều thách thức, chắc hẳn triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu những tác động nhất định, thưa ông?

Nhu cầu bên ngoài sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng chậm lại trên thế giới. Đối với thị trường Mỹ, chúng tôi dự kiến GDP sẽ tăng trưởng chậm hơn vào năm 2024, khoảng 1% từ mức 2,4% của năm 2023. Trung Quốc cũng sẽ đi chậm hơn trong năm nay, với mức dự báo của chúng tôi là khoảng 4,5%. Đây là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, do đó sẽ là một thách thức, đặc biệt khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng kỳ vọng ngành bán dẫn, chu kỳ công nghệ sẽ tiếp tục đà cải thiện trong năm nay, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ. Chúng tôi cũng kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ bắt đầu từ tháng 6/2024, với khoảng ba lần trong năm nay, hỗ trợ tốt cho các hoạt động kinh doanh.

Kỳ vọng nhu cầu tại các thị trường lớn tăng trưởng trở lại

Kỳ vọng nhu cầu tại các thị trường lớn tăng trưởng trở lại

Ở khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng vẫn khá ổn định, điều đó có nghĩa là hoạt động thương mại của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực vẫn bình ổn. Đồng thời, chúng tôi cho rằng, ngành du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2024. Năm ngoái, lượng du khách đến Việt Nam khoảng 12 triệu lượt, tốt hơn nhiều so với năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn năm 2019. Năm nay, con số này dự kiến sẽ được cải thiện hơn, hướng tới đạt được mục tiêu, bởi vì các nước trong khu vực đã miễn thị thực cho du khách Trung Quốc, điều này cũng sẽ giúp thu hút một phần du khách đến Việt Nam.

Tóm lại, mặc dù vẫn còn những thách thức, nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng, các lĩnh vực du lịch, sản xuất, xuất khẩu sẽ trên đà phục hồi trong năm 2024.

Dù khả năng phục hồi còn nhiều khó khăn, theo ông, đâu là những yếu tố tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế?

Mặc dù năm ngoái là một năm đầy thách thức, nhưng khi nhìn vào dữ liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam ghi nhận dòng vốn FDI kỷ lục ở mức 23,2 tỷ USD, từ mức 22,4 tỷ USD của năm 2022. Điều này cho thấy, các các công ty vẫn nhìn nhận giá trị và cơ hội ở đất nước này và sẽ tiếp tục đặt nền móng cho nhiều hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo. Nếu xét về lượng vốn FDI vào ASEAN, Việt Nam đứng thứ ba, theo sau Singapore và Indonesia. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh riêng như lực lượng lao động trẻ và chăm chỉ, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ… Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng. Những điều kiện này sẽ tiếp tục thu hút thêm FDI vào Việt Nam trong vài năm tới.

Một động lực khác là du lịch đang trên đà phục hồi trở lại mật độ như trước đây, khi lượng du khách đến Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh đó, sự đầu tư của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… là rất quan trọng cả trong ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.

Ông có thể chia sẻ dự báo mới nhất của UOB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 và đâu là cơ sở cho dự báo này?

Đối với năm 2024, chúng tôi dự báo, các hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện và hoạt động ngoại thương (xuất khẩu) sẽ khởi sắc hơn nữa, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2024, với giả định rằng Fed bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6/2024. Trong khi đó, dữ liệu từ ngành bán dẫn đang chỉ ra rằng, doanh số bán hàng được cải thiện sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ. UOB dự báo mức tăng trưởng 6% cho Việt Nam năm 2024 khi nền kinh tế phục hồi hơn nữa về mức tăng trưởng trước đại dịch. Tôi cho rằng, đó là điều hợp lý và khả thi đối với Việt Nam trong năm nay.

Ông có cho rằng, bối cảnh vĩ mô biến động phức tạp khó lường như trong giai đoạn gần đây đã và đang đặt ra những thách thức cho Ngân hàng Nhà nước trong việc cân bằng các mục tiêu, cụ thể là kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế? Theo ông, mặt bằng lãi suất trong năm 2024 sẽ như thế nào?

Tôi cho rằng, việc cân bằng là rất quan trọng. Nếu lãi suất quá thấp, người dân không sẵn sàng gửi tiền và ngân hàng sẽ không có đủ tiền để cung ứng cho nền kinh tế. Lạm phát cũng là một yếu tố khác mà chúng ta cần theo dõi. Dù đã giảm so với mức đỉnh nhưng cũng chưa chắc chắn lạm phát sẽ như thế nào trong những tháng tới, bởi xung đột ở Trung Đông, Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Nếu những điều này diễn biến trầm trọng hơn, giá hàng hóa, giá năng lượng sẽ tăng cao.

Khi lạm phát đã quay trở lại dưới mức mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, tôi cho rằng, cơ quan này sẽ ưu tiên giữ lãi suất ổn định, ít nhất là trong nửa đầu năm nay. Thay vì cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tìm những cách hỗ trợ khác, chẳng hạn xem xét về các điều kiện tín dụng, cung ứng tín dụng, các cách khác để đáp ứng được nguồn tín dụng dành cho doanh nghiệp.

Nếu Fed nới lỏng chính sách mạnh mẽ hơn dự kiến hay kinh tế trong nước không như kỳ vọng, hạ lãi suất điều hành trong thời gian sắp tới liệu có phải là giải pháp?

Đối với Mỹ, tôi cho rằng, lãi suất hiện tại đã khá cao và họ đang tìm cơ hội để cắt giảm lãi suất. Cơ hội sẽ đến khi lạm phát tiến về mục tiêu 2%. Tôi nghĩ, cơ hội đạt được mục tiêu có thể là vào cuối năm nay. Chúng tôi kỳ vọng, việc cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào tháng 6, với ba lần cắt giảm trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm, tổng cộng 0,75 điểm phần trăm cho cả năm. Tôi nghĩ, đó sẽ là kịch bản lý tưởng cho chúng ta.

Kỳ vọng tỷ giá USD/VND như thế nào trong năm 2024? Những yếu tố nào sẽ tác động đến thị trường ngoại hối, thưa ông?

Nhìn lại giai đoạn 2022 - 2023, đồng USD rất mạnh do lãi suất của Mỹ tăng cao. Đối với năm 2024, chúng tôi kỳ vọng, khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất sẽ khiến USD suy yếu trong năm 2024. Điều đó có nghĩa là đồng Việt Nam và các đồng tiền khác sẽ mạnh lên so với USD. Chúng tôi dự báo, VND sẽ mạnh lên ở mức 23.500 vào cuối năm. Tuy nhiên, biến động tỷ giá sẽ tiếp tục hiện hữu do hoạt động của thị trường và phản ứng của nhà đầu tư trước các tin tức và dữ liệu mới. Vì vậy, các công ty sẽ cần phải quản lý rủi ro tỷ giá một cách cẩn thận.

Xem thêm: lmth.520933tsop-hcid-iad-court-gnourt-gnat-cum-ev-ort-gnad-man-teiv/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Việt Nam đang trở về mức tăng trưởng trước đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools