vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ 2: Vụ trộm hy hữu của hai tình nhân khiếm thính

2024-02-20 15:42

Từ sự cố vòng tránh thai...

Trong bản án trên, tên của nguyên đơn và bị đơn đều được thay bằng tên của các luật sư đại diện: Ilan Harel và Racheli Koren.

Nguyên đơn khai quen biết bị đơn vào năm 2015 và chỉ quan hệ với nhau 2 lần rồi chia tay. Trong những lần đó, nguyên đơn đều yêu cầu sử dụng biện pháp tránh thai, nhưng bị đơn từ chối và nói rằng đã đặt vòng. Sau đó, đến tháng 8/2016 bị đơn liên lạc qua tin nhắn, đề nghị nguyên đơn tiếp tục quan hệ và được đáp ứng với yêu cầu phải sử dụng biện pháp tránh thai. Lần này bị đơn cũng khẳng định đã đặt vòng vì cô có 3 con và không muốn mang thai lần nữa.

Bất ngờ vài tuần sau, nguyên đơn nhận được tin nhắn của bị đơn rằng cô có thai đồng thời thú nhận đã nói dối anh về việc đặt vòng. Tiếp theo, người phụ nữ này lại nhắn thực tế cô không có thai. Vài tuần sau, cô lại cho biết mình... có thai và yêu cầu nguyên đơn chi 10.000 keshel để phá đi. Vì chỉ là thợ làm bánh nên nguyên đơn đề nghị trả khoản tiền trên thành 5 đợt. Lúc này, bị đơn tuyên bố sẽ không phá thai và đòi 100.000 keshel để "bảo hiểm cho bản thân và các con". Do bị đơn có lời lẽ đe dọa nên nguyên đơn đã tố cáo với cảnh sát về tội trộm cắp, tống tiền, cho rằng mình bị gài bẫy để có con.

Trẻ em cần được bảo vệ, yêu thương trong mọi hoàn cảnh (hình ảnh chỉ mang tính minh họa, không liên quan tới nội dung bài)

Về phần mình, bị đơn khai ngay từ đầu cô không hề có ý định sinh con và chỉ muốn thỏa mãn dục vọng bản thân. Theo cô, người đàn ông trên chủ động gọi điện hẹn và đến nhà cô để quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Còn về những thông tin "tiền hậu bất nhất" liên quan đến việc mang thai, bị đơn giải thích là ban đầu mình chỉ nói "sợ rằng đã có thai" do chưa chắc chắn và định phá đi, sau đó mới thông báo lại với nguyên đơn rằng mình không có thai. Đến khi đi khám, bác sĩ cảnh báo có nguy cơ sẩy thai và việc phá đi sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, lúc này theo bị đơn, vì nguyên đơn là người trưởng thành nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, rằng khi họ quan hệ thì dù có phòng ngừa cẩn thận cũng vẫn xảy ra rủi ro ngoài ý muốn...

... Đến lời giải từ những tin nhắn

Quá trình điều tra, xét xử, chính các tin nhắn giữa nguyên đơn và bị đơn - vì cả hai đều là người khiếm thính - là những bằng chứng quan trọng. Nhờ vậy, thẩm phán Shafra Glick nhận định rằng bị đơn chính là người khởi xướng hành vi quan hệ tình dục dẫn tới vụ kiện. Chính cô ta đã yêu cầu bằng tin nhắn, cương quyết không để nguyên đơn dùng dụng cụ tránh thai vì lẽ cô đã đặt vòng và những tin nhắn này đi ngược lại với tuyên bố ban đầu của bị đơn. Ngoài ra, trên điện thoại của hai người vẫn còn lưu các tin "Tôi đã nói dối anh, tôi không đặt vòng", "Tôi có thai rồi...".

Mặc dù vậy, thẩm phán Glick nhận định bị đơn không "trộm giống" vì khái niệm này không được áp dụng trong trường hợp nếu hai người có quan hệ trực tiếp, bị đơn cũng không vi phạm hợp đồng vì hai bên không có thỏa thuận nào về việc có hay không có con. Thẩm phán Glick cũng bác cáo buộc về sự bất cẩn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai và tuy có sự gian dối nhưng điều đó không dẫn đến việc xác lập trách nhiệm pháp lý của bị đơn khi kết quả là mang lại sự sống cho 1 đứa trẻ khỏe mạnh. Tóm lại, hầu hết cáo buộc của nguyên đơn đều bị bác và nguyên đơn vẫn phải gửi tiền cấp dưỡng cho 2 đứa trẻ.

Trong số cáo buộc của nguyên đơn, chỉ duy nhất cáo buộc bị đơn đã gây tổn thất tinh thần cho người cha bất đắc dĩ của 2 đứa trẻ sơ sinh là được tòa đồng ý. Trong yêu cầu bồi thường của mình, nguyên đơn giải thích: "Xuất phát từ những hành động xấu xa của bị đơn, tôi thấy mình bị tổn thương, bị lừa dối, tống tiền và đe dọa. Trở thành người cha của cặp song sinh mà tôi không muốn, tôi bị trách móc nên cảm thấy xấu hổ với cha mẹ cùng các thành viên trong gia đình và những người quen của tôi...".

Kết thúc bản án, thẩm phán Glick kết luận nguyên đơn sẵn sàng quan hệ ngoài hôn nhân hoàn toàn vì khoái lạc của bản thân, do đó anh ta nhận thức được sự cần thiết phải sử dụng biện pháp tránh thai, tuy nhiên bà cũng cho rằng việc để bị đơn trốn tránh mọi trách nhiệm do đã cố tình nói dối nguyên đơn là không hợp lý. Nữ thẩm phán thừa nhận nguyên đơn đã phải gánh chịu đau khổ về tinh thần khi trở thành người cha trái với ý muốn. Sau khi cân nhắc các yếu tố, bà đã đưa ra một số tiền bồi thường có giới hạn (40.000 shekel Israel mới, khoảng 11.160 USD) thay vì 200.000 shekel như nguyên đơn yêu cầu.

(Còn tiếp...)

Kỳ 1: Vụ án lịch sử
(CATP) Mùa xuân tượng trưng cho sức sống, tình yêu, sự sinh sôi nảy nở. Theo Thần thoại Hy Lạp, thần ái tình Eros xinh xắn, vui vẻ với đôi cánh trên lưng miệt mài bay khắp thế gian bắn những mũi tên gieo rắc tình yêu cũng chào đời vào mùa xuân. Nhưng sự tích ra đời của vị thần này đã để lại một hậu quả khiến nhân loại nhức đầu cho tới ngày nay. Chuyện là nữ thần đói khát Penia - mẹ của Eros - vì quá si mê nam thần Poros nên đã lợi dụng lúc Poros say mèm trong bữa tiệc mừng sinh nhật nữ thần Afrodite để có được đứa con ngoài ý muốn của cha nó. Penia trở thành kẻ "trộm hạt giống" đầu tiên trong lịch sử, còn thần Poros là ông bố bất đắc dĩ đầu tiên theo cách này.
 
NGA NGUYỄN

Xem thêm: lmth.001951_hniht-meihk-nahn-hnit-iah-auc-uuh-yh-mort-uv-2-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ 2: Vụ trộm hy hữu của hai tình nhân khiếm thính”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools