vĐồng tin tức tài chính 365

Châu Âu trượt về suy thoái trong năm nay

2024-02-21 12:05
Một đoạn đường cao tốc ở phía đông Paris tắc nghẽn trong cuộc biểu tình của nông dân Pháp ngày 30-1. Trong những ngày đầu năm 2024, làn sóng đình công và phản đối lạm phát bùng nổ khắp châu Âu khi các nông dân ở Đức và Pháp phản đối kế hoạch giảm dần trợ cấp - Ảnh: AFP

Một đoạn đường cao tốc ở phía đông Paris tắc nghẽn trong cuộc biểu tình của nông dân Pháp ngày 30-1. Trong những ngày đầu năm 2024, làn sóng đình công và phản đối lạm phát bùng nổ khắp châu Âu khi các nông dân ở Đức và Pháp phản đối kế hoạch giảm dần trợ cấp - Ảnh: AFP

Nền kinh tế châu Âu "bất động" vào cuối năm 2023 kèm theo tình trạng trì trệ kéo dài hơn một năm trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, tín dụng đắt đỏ hơn và sự suy thoái của đầu tàu Đức trong khi kinh tế Pháp cũng chậm lại.

Triển vọng của năm 2024 tiếp tục gặp nhiều thách thức trong bối cảnh nhu cầu chững lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Nhà kinh tế DIEGO ISCARO của S&P Global Market Intelligence đánh giá về tình hình kinh tế châu Âu.

Đức suy thoái, Pháp đứng yên

Theo số liệu công bố đầu tháng này của cơ quan thống kê EU Eurostat, tăng trưởng kinh tế khu vực bằng 0 trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái. Điều đó tiếp nối chuỗi không tăng trưởng liên tục kể từ quý 3-2022 của 20 nước sử dụng đồng euro.

Nền kinh tế Đức vẫn thường đứng vững ngay cả khi các nước châu Âu khác bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn thị trường. Nhưng có vẻ như lúc này ngay cả trụ chính này của kinh tế châu Âu cũng không thể tránh khỏi bóng ma suy thoái kinh tế đang bao trùm khắp khu vực.

Trong báo cáo hằng tháng, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank cho biết Đức sẽ không nhìn thấy tín hiệu tăng trưởng nào trong quý đầu năm nay. Báo cáo nêu: "Nền kinh tế Đức vẫn chưa có sự phục hồi. Sản lượng kinh tế có thể giảm nhẹ trở lại trong quý 1-2024. Với sản lượng giảm lần thứ hai liên tiếp, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái kỹ thuật", ngân hàng này cảnh báo.

Kinh tế Đức suy giảm 0,3% trong quý cuối năm 2023 cũng như cả năm 2023. Tuy nhiên, Bundesbank tự tin đây sẽ là một cuộc suy thoái ngắn do kinh tế Đức bị ảnh hưởng vì chiến sự tại Ukraine.

Theo giới phân tích, vấn đề đang kéo lùi nền kinh tế Đức là nhu cầu nước ngoài đối với các sản phẩm của Đức đang giảm. Ngoài ra, lãi suất cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cản trở các hoạt động kinh doanh, trong khi người tiêu dùng cũng hạn chế chi tiêu.

Trong khi đó, Đức khó từ bỏ nền tảng công nghiệp vững chắc nhưng lỗi thời của mình để nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực dịch vụ hoặc thậm chí sang nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong phát biểu cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ước tính GDP của nước này sẽ chỉ còn 1%, giảm so với dự báo 1,4% trước đó. Mức này cũng tương tự kỳ vọng của Ủy ban châu Âu đối với kinh tế Pháp, vào khoảng 0,9%. Tình thế buộc Paris sẽ phải cắt giảm ngân sách khoảng 10 tỉ euro (khoảng 10,8 tỉ USD) và một số kế hoạch nhằm giảm thâm hụt mà không phải tăng thuế. Nền kinh tế Pháp trì trệ trong ba tháng cuối năm 2023 với mức tăng trưởng 0%.

Pháp điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo tình hình địa chính trị hiện tại, như cuộc chiến tại Ukraine, xung đột ở Trung Đông và các vấn đề kinh tế ở châu Âu và nước ngoài. Dự báo này sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch của Tổng thống Emmanuel Macron vốn trước nay chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp thay vì thắt lưng buộc bụng. Ông Le Maire cảnh báo Chính phủ Pháp có thể điều chỉnh ngân sách nếu cần phải tiết kiệm hơn.

Châu Âu và bài toán tăng trưởng

Dù vậy trong khối eurozone vẫn còn những điểm sáng khi các nền kinh tế lớn còn lại trong "bộ tứ" là Ý và Tây Ban Nha tăng trưởng lần lượt 0,2% và 0,6%. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp eurozone tránh được suy thoái trong gang tấc vào cuối năm ngoái. Sau khi sụt giảm 0,1% vào quý 3, eurozone tăng trưởng 0% vào quý 4-2023. 

Các nhà kinh tế lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra nhiều hơn trong những tháng tới, trước khi kinh tế phục hồi yếu ớt vào mùa hè, đồng nghĩa với một năm tăng trưởng ít ỏi nữa của eurozone.

Theo nhà kinh tế Bert Colijn tại Ngân hàng ING, thực tế kinh tế khu vực đồng euro đã trì trệ từ cuối năm 2022 và đang bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài. Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine hai năm trước, eurozone đã phải vật lộn để đối phó với giá năng lượng và lương thực tăng cao cũng như sụt giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Năm ngoái, ECB đã tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khi đồng euro được tung ra thị trường vào năm 1999.

IMF đánh giá kinh tế khu vực này sẽ chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm nay trước khi hồi phục ở mức 1,7% vào năm 2025. Trong khi đó, việc ECB dự kiến cắt giảm lãi suất cũng sẽ giảm bớt áp lực lên lĩnh vực xây dựng đang gặp khó khăn. Dù vậy theo nhà kinh tế Christoph Weil của Commerzbank, điều này có thể đã quá trễ.

"Do lạm phát cao kéo dài, ECB khó có thể hạ lãi suất chủ chốt trước mùa hè và điều này khó tạo ra tác động tích cực đến nền kinh tế cho đến năm 2025", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Weil.

5 quốc gia đang thiếu lao động nhất ở châu Âu5 quốc gia đang thiếu lao động nhất ở châu Âu

Tình trạng thiếu lao động ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trầm trọng ở tất cả các ngành và cấp độ kỹ năng, nhất là các lĩnh vực quan trọng như xây dựng, y tế và STEM do dân số già đi.

Xem thêm: mth.30190552202204202-yan-man-gnort-iaoht-yus-ev-tourt-ua-uahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Châu Âu trượt về suy thoái trong năm nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools