vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia gợi ý cách Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

2024-02-22 18:44

Hơn ba thập kỷ đổi mới, phát triển, Việt Nam đã chuyển từ nước nghèo, tiến gần mức thu nhập trung bình cao. Việt Nam đang đặt mục tiêu thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào 2045.

"2024-2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình", GS. TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói tại tọa đàm "30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới", ngày 22/2.

Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là làm sao để có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững (bình quân 7% trong 20 năm tới), dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao. Việt Nam cũng cần tránh vết xe đổ của nhiều nước đi trước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia - sau thời gian dài chưa thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Dây chuyền sản xuất thấu kính của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Hoà Bình. Ảnh: Giang Huy

Dây chuyền sản xuất thấu kính của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Hoà Bình. Ảnh: Giang Huy

Phân tích kỹ hơn, GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo), cho biết thành quả phát triển của Việt Nam là đáng kể nhưng nền kinh tế chưa có một giai đoạn phát triển cao (trung bình 10% mỗi năm kéo dài trên 10 năm). Nguyên nhân nằm ở khu vực công nghiệp không đủ mạnh để kéo theo một sự chuyển dịch mạnh mẽ. Công nghiệp hóa cũng ở mức tương đối thấp so với các nước Đông Á trong cùng giai đoạn dân số vàng.

Dù sản phẩm công nghiệp gắn kết được với chuỗi giá trị toàn cầu, chất lượng tham gia vào chuỗi vẫn thấp. Vai trò của Việt Nam được xem là công xưởng lắp ráp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu linh kiện, hàng sơ chế từ Trung Quốc, Hàn Quốc.

Tương tự, GS Kenichi Ohno, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) chỉ ra nhiều biểu hiện về bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Cụ thể như tăng trưởng chậm lại ở mức thu nhập trung bình; thiếu kỹ sư, nhà đổi mới và nhà khoa học có tay nghề cao; năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) ở mức trung bình; phụ thuộc nhiều vào FDI và tham gia mờ nhạt vào chuỗi giá trị toàn cầu

Do đó, để đạt được những mục tiêu đề ra, ông Trần Văn Thọ cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất. Chính thức hóa khu vực phi chính thức và tăng quy mô doanh nghiệp để đẩy mạnh tích lũy tư bản và cách tân công nghệ (đổi mới sáng tạo).

Đồng thời, Việt Nam cũng phải cải cách, phát triển thị trường các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ nguồn lực có hiệu quả và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu; chú trọng cung cấp lao động có kỹ năng, khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu.

Trong 10 năm tới, ông cho rằng Việt Nam phải mở rộng công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cải cách thể chế để phân bổ hiệu suất các nguồn lực là các yếu tố tăng năng suất. Đồng thời Việt Nam cũng cần chuẩn bị thời đại tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo cho thập niên 2030 và xa hơn.

Muốn vậy, theo ông Thọ, Việt Nam cần tăng tỷ lệ R&D/GDP vốn đang ở mức 0,7% và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và FDI tích cực trong R&D.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển hóa cơ cấu và liên tục tăng năng suất sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ông cũng lưu ý, đây là điều kiện để Việt Nam tránh được vị trí của bánh sandwich - tức một nước không cạnh tranh được với nước đi sau có chi phí sản xuất rẻ hơn, nhưng chưa cạnh tranh được với nước đi trước.

Còn GS Kenichi Ohno cho rằng để ứng phó, Việt Nam cần có các nhà lãnh đạo năng động, khôn ngoan về kinh tế và đích thân chỉ đạo các chính sách (quản lý từ trên xuống). Các nhà kỹ trị có năng lực, tận tâm và trong sạch đều quan trọng như nhau đối với việc thực thi chính sách (khả năng từ dưới lên).

Đức Minh

Xem thêm: lmth.7424174-hnib-gnurt-pahn-uht-yab-touv-man-teiv-hcac-y-iog-aig-neyuhc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia gợi ý cách Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools