vĐồng tin tức tài chính 365

Bỏ qua đại học để học trung cấp nghề bếp: có sao đâu?

2024-02-23 09:39
Hoàng Anh (bìa trái) trong một cuộc thi nấu ăn tại trường - Ảnh: NVCC

Hoàng Anh (bìa trái) trong một cuộc thi nấu ăn tại trường - Ảnh: NVCC

Năm 2024, cuộc thi Đầu bếp trẻ Olympiad được tổ chức tại Ấn Độ với sự hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ, thu hút thí sinh từ hơn 60 quốc gia.

Là đại diện cho Việt Nam, Vy Hoàng Anh - sinh viên ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist - thu về từ cuộc thi nhiều kinh nghiệm quý báu cho chặng đường nghề nghiệp của mình.

Một số phụ huynh khi nghe con nói muốn theo nghề bếp thường nghĩ đây là một nghề không có tương lai. Nhưng nghề này đang phát triển, không chỉ tạo ra các món ăn, mà còn mang lại niềm vui cho những người thưởng thức và những người làm ra nó.

Vy Hoàng Anh

Thử thách lớn

* Bạn có thể chia sẻ cuộc tranh tài giữa các đầu bếp trẻ đại diện cho các nước tại một cuộc thi Olympiad diễn ra như thế nào?

- Đây là một trải nghiệm quý báu cho mình khi được tranh tài cùng các sinh viên đang theo học nghề bếp giỏi nhất từ hơn 60 quốc gia. Thể lệ cuộc thi khá thử thách.

Ở vòng loại, các thí sinh sẽ được phát nguyên liệu và thực hiện các món ăn theo yêu cầu của ban tổ chức. Hai món trong cuộc thi năm nay là món chay và bánh crepe. Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên món ăn, quy trình làm việc, trình bày, vệ sinh... Ngoài ra, các thí sinh sẽ phải thực hiện một bài thi kỹ năng sử dụng dao.

Vòng thi tiếp theo yêu cầu thí sinh chế biến các món ăn với thịt gà, làm một loại bánh ngọt có tên gateaux paris brest. Thí sinh cũng sẽ phải thể hiện khả năng am hiểu về trứng, biết cách biến tấu nhiều loại trứng khác nhau như trứng chần, trứng omelette.

Ngoài vòng thi cá nhân như trên, đại diện các nước sẽ bắt cặp để thi đấu đồng đội trong vòng Doctor Bowl. Cả hai cùng phối hợp để sáng tạo một món ăn đường phố. Mình được vào nhóm với đại diện Sri Lanka, cùng làm một món ăn đường phố Sri Lanka.

Vượt qua nhiều vòng thi như thế, cuộc thi chỉ có một quán quân, năm nay thuộc về thí sinh người Azerbaijan. Năm trước, một thí sinh Azerbaijan cũng đã đoạt hạng nhất.

* Trở về từ một sân chơi tầm quốc tế, Hoàng Anh đã học được những gì?

- Với mình, việc được bước ra thế giới, tranh tài với những đầu bếp trẻ tiềm năng của các nước đã là trải nghiệm quý giá. Mình thấy được sự chuyên nghiệp và kỹ năng điêu luyện của các thí sinh, nhất là những nước rất mạnh về ẩm thực. Chẳng hạn, chỉ nhìn thí sinh Azerbaijan thi thôi cũng đã thấy kỹ thuật và trình độ rất cao, từ khâu chuẩn bị đến chế biến.

Mình còn được tìm hiểu nhiều điều về văn hóa và truyền thống các nước, làm giàu thêm kinh nghiệm cho mình. Đây là bài học cho những công thức nấu nướng. Ngoài ra, mình ý thức rõ ràng rằng muốn tiến xa và vươn ra thế giới thì phải cần ngoại ngữ, cho dù bạn có làm một công việc mà nhiều người nghĩ chỉ ở trong bếp.

Niềm tin vào nghề bếp

* Đã đi làm thêm trong các nhà hàng từ rất sớm và tham gia nhiều cuộc tranh tài nấu nướng trong và ngoài nước, trong đó có giải nhất hội thi Đầu bếp trẻ của TP.HCM, đâu là những bí quyết học nghề của Hoàng Anh?

- Theo mình, nghề bếp đòi hỏi người học phải thực hành nhiều, thực hành không chỉ ở trên lớp mà còn thật sự ở nhà hàng. Một tháng sau ngày vào trường trung cấp, mình đã xin phụ bếp ở một nhà hàng.

Ngày đầu tiên đứng trong bếp nhà hàng, mình lớ ngớ, thấy mọi thứ đều mới mẻ. Các anh chị bảo gì mình làm đó, có lúc bị la vì đơn món thì đến tới tấp, còn mình thì cứ lóng ngóng. Nhưng có làm mới có quen, mới chịu được áp lực nghề nghiệp.

Một điều nữa mà người học bếp như mình sẽ luôn luôn rèn luyện là sự sáng tạo. Không để lại được chất riêng của mình trong món ăn, bạn không thể hiện được mình. Sự sáng tạo không đến ngẫu nhiên mà phải học.

Mình thường lên YouTube xem cách làm món ăn các nước, lên Instagram và Pinterest xem cách trình bày món ăn. Mình cũng vào những trang web của các nhà hàng nước ngoài, Việt Nam, nhất là nhà hàng có sao Michelin. Khi xem, mình để ý những nguyên liệu và cách làm, rồi tự hỏi mình có thể thêm bớt hay thay đổi một số nguyên liệu hay cách làm nào không?

Sáng tạo cần kiên nhẫn, không thể ngày một ngày hai. Thời gian đi làm thêm, mình cùng một số đầu bếp đồng nghiệp mày mò một vài món sáng tạo, như món bún riêu lạnh ăn với trứng cá hồi, đậu hủ hoa lài ăn với trứng cá caviar, chả vịt lá mắc mật ăn với xốt thịt cháy tỏi. Các món này, bọn mình đi ngược lại cách ăn truyền thống từ nóng thành lạnh, hoặc tăng giảm nhiệt độ, hoặc thay đổi một số hương vị.

Mỗi món mới cũng phải mất ít nhất một tháng, để tìm hiểu, thử nghiệm, nghiên cứu dinh dưỡng và đánh giá trải nghiệm của thực khách. Sáng tạo cũng là áp lực với những bạn trẻ học nghề đầu bếp như mình.

* Có lẽ không phải gia đình nào cũng ủng hộ cho con không theo đại học mà học nghề, lại là nghề bếp. Với những bạn trẻ muốn theo nghề nhưng gặp trở ngại từ gia đình, Hoàng Anh có lời khuyên nào không?

- Mình may mắn khi có ba mẹ hoàn toàn ủng hộ hướng đi của con. Khi nghe mình nói sẽ đi học nghề bếp, ba mẹ chỉ nói nếu con yêu thích và đã suy nghĩ kỹ, thì hãy mạnh dạn mà theo. Đứa em mình sau này quyết định học thiết kế đồ họa, cũng không học ngành này ở đại học.

Về sau, mình nghĩ không phải tự nhiên mà gia đình có niềm tin vào lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Niềm tin cần được chính người con tạo ra cho gia đình.

Từ lớp 9, mình đã làm thêm bán thời gian trong một quán cà phê. Mình thể hiện cho ba mẹ thấy mình rất yêu và muốn gắn bó với ngành F&B từ sớm.

Nên tạo cho ba mẹ niềm tin. Có như vậy, ba mẹ cũng an tâm hơn khi nghe con chia sẻ một con đường đi không theo đám đông.

Tất nhiên, nghề mà bạn chọn cũng có được sự ổn định nhất định trên thị trường lao động và có tiềm năng cho bạn phát triển.

Không xem đại học là con đường duy nhất

* Cơ duyên nào đã đưa Hoàng Anh đến học nghề bếp?

- Tốt nghiệp THPT, mình chọn đi học trung cấp, nghề bếp. Thú thật, lúc đó mình không có lăn tăn chuyện có vào đại học hay không, bởi mình biết đam mê của mình là nghề bếp. Và nghề này cũng kiếm được tiền (cười).

Mình nghĩ mỗi người có một định hướng riêng, quan trọng là mình biết hướng đi nào phù hợp với bản thân. Mình thấy ở thế hệ của mình, ngày càng có nhiều bạn đã nghĩ khác, không xem đại học là con đường duy nhất để thành công.

Niềm đam mê với nghề bếp

Hoàng Anh (giữa) tham gia tranh tài tại cuộc thi Đầu bếp trẻ Olympiad - Ảnh: NVCC

Hoàng Anh (giữa) tham gia tranh tài tại cuộc thi Đầu bếp trẻ Olympiad - Ảnh: NVCC

Bà Võ Thị Mỹ Vân, hiệu trưởng Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, nhận xét ở Vy Hoàng Anh có một niềm đam mê rất lớn với nghề bếp. Từ các cuộc thi nấu ăn quy mô trong nhà trường như nấu ăn với thịt gà, khoai tây… Hoàng Anh đều tham gia để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Từng món ăn của Hoàng Anh cũng được ban giám khảo đánh giá cao khâu trình bày.

Theo bà Vân, việc sinh viên nghề bếp có dịp tranh tài tại các cuộc thi quốc tế là cơ hội cho các em mở rộng tư duy, kỹ năng và tư duy làm nghề theo chuẩn quốc tế. Hành trang này giúp các bạn phát triển tốt hơn nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Hàng trăm học sinh TP.HCM tranh tài ‘vua đầu bếp’Hàng trăm học sinh TP.HCM tranh tài ‘vua đầu bếp’

Hơn 100 đội thi của học sinh TP.HCM cùng tranh tài đầu bếp với vô số những món ăn ngon miệng, đẹp mắt.

Xem thêm: mth.69865003222204202-uad-oas-oc-peb-ehgn-pac-gnurt-coh-ed-coh-iad-auq-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỏ qua đại học để học trung cấp nghề bếp: có sao đâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools