Khởi hành từ tháng 12-2023, sau 3 tháng, hai chàng trai đã đặt chân đến TP.HCM. Gặp Tuổi Trẻ Online, họ đã nói nhiều về những kỷ niệm khó phai trên hành trình, về tình cảm dành cho đất nước, con người và trẻ em Việt Nam.
Mong giúp đỡ trẻ em Việt Nam
Jake từng đến Việt Nam cùng bạn gái 7 năm trước, dự định chỉ lưu lại đất nước hình chữ S này chừng một năm rồi sẽ đi. Nhưng tình yêu dành cho Việt Nam đã níu chân anh chàng quốc tịch Úc ở lại tận 7 năm qua. Và giờ là dự án giúp đỡ trẻ em.
Tương tự, Sean đến Việt Nam vào 5 năm trước, cũng từng đặt kế hoạch ở lại một năm nhưng đã lưu lại đến tận bây giờ.
Cả hai làm giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, trở thành bạn thân trước khi Jake rủ Sean tham gia hành trình đi bộ.
"Tôi bắt đầu ý tưởng khoảng 3 năm trước, khi quay về Úc thăm gia đình rồi mắc kẹt vì dịch COVID-19. Với tình yêu dành cho Việt Nam, tôi phải làm gì đó để đóng góp cho cộng đồng nơi đây", Jake kể.
Quay lại Việt Nam, Jake bắt đầu hành trình đi bộ gây quỹ cùng một người bạn. Nhưng chỉ được thời gian ngắn vì dịch COVID-19 hoành hành, mọi hoạt động bị gián đoạn.
"Đầu tháng 2 năm rồi, tôi chia sẻ ý tưởng này với Sean và anh ấy đề nghị cùng khởi động lại hành trình", anh nói.
Thế rồi cả hai cùng xin nghỉ công việc hiện tại, bắt tay vào lên kế hoạch và chính thức khởi hành từ ngày 2-12-2023.
Jake nói thống kê từ UNICEF có khoảng 5,5 triệu trẻ em Việt Nam sống trong cảnh thiếu thốn nước sạch, vệ sinh, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, khoảng 5% trẻ đối diện với nguy cơ buôn người.
Họ nói dải đất hình chữ S đã tặng họ nhiều thứ, thức ăn ngon, nhiều thắng cảnh du lịch đẹp, cả những người bạn tốt. Và họ muốn được góp chút gì đó giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và chống lại nạn buôn người. Họ nói muốn đáp đền lại Việt Nam.
Dầm mưa, ăn đậu hũ sống
Họ khởi hành khoảng 5h và dừng nghỉ vào 3h chiều mỗi ngày. Khác với Jake vốn quen tập luyện thể thao, Sean nói anh khá vất vả để theo đuổi hành trình do không quen vận động nhiều.
Cả hai đều ăn chay nên việc tìm thực phẩm phù hợp trên đường đi cũng gặp không ít rắc rối.
Tìm lẽ sống nơi rừng xanh
22/02/2024 09:58Sống như hướng dương ngược nắng
22/02/2024 10:55
"Một lần đến quán ăn, dù cố gắng diễn tả từ 'đậu rán, đậu chiên' bằng cả lời nói lẫn ứng dụng điện thoại nhưng chúng tôi nói tiếng Việt chưa rành, người dân địa phương không hiểu nên họ mang ra món đậu hũ sống cho cả hai ăn cùng cơm trắng", Jake cười.
Cũng vì ăn chay nên trên hành trình, không ít lần họ bị hoài nghi làm sao đủ sức đi bộ cả quãng đường dài.
Thời tiết nước ta cũng khiến hai bạn khá vất vả. Lúc gần đến Hà Tĩnh, họ vướng trận mưa gần hai tuần. Có thời điểm mưa tầm tã ba ngày liên tiếp nhưng họ vẫn tiếp tục hành trình trong mưa để đảm bảo tiến độ.
"Máy ảnh bọc nhiều lớp ni lông nhưng hành lý và quần áo ướt sũng hết. Phơi quần áo dưới quạt tại nhà nghỉ nhưng sáng hôm sau vẫn không khô nổi nên đành mặc luôn bộ đồ ẩm lên đường dù tiết trời rét buốt", Jake nhớ lại.
Chưa kể Sean còn bệnh suốt cả tuần liền ở Huế. Bạn đồng hành đã đi 73km trong một ngày, còn Sean sau vài km buộc phải đi taxi vì không chịu nổi.
Lòng bàn chân còn đầy vết chai, cả bị lột da vì đi bộ đường dài nhiều giờ liền song với Sean, những trải nghiệm này đã thay đổi anh: "Tôi cởi mở hơn với những thứ mới mẻ, làm những điều chưa từng nghĩ mình có thể".
Dự định xuất bản sách sau hành trình
Jake và Sean đã gây quỹ được khoảng 35.000 USD thông qua trang http:// gogetfunding.com/vietnam-charity-walk/. Cả hai đặt mục tiêu gây quỹ 200.000 USD và sẽ gửi cho các tổ chức từ thiện để xây dựng hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chống lại nạn buôn người.
Hoạt động gây quỹ từ đi bộ sẽ kéo dài tiếp một tháng. Trong khi Jake dự định xuất bản sách ảnh với khoảng 60 bức ảnh đẹp nhất trong số ảnh đã chụp dọc hành trình để tiếp tục gây quỹ, dự kiến xuất bản tại Việt Nam và Úc.
Jake nói ấn tượng nhất chính là con người Việt Nam thân thiện, cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Dù lịch sử qua nhiều thăng trầm chiến tranh nhưng người Việt luôn mở lòng đón nhận, kết nối với bạn bè quốc tế.
"Có hôm đi ngang qua một nhóm bốn người đang ngồi ăn uống, họ đã rủ chúng tôi vào ngồi cùng. Nhiều người hỏi chuyện và khoảng 5 phút sau quay lại trao cho chúng tôi đồ ăn, thức uống dù cuộc sống của họ cũng không dư dả gì", cả hai nói.
Clip nói về thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ (sinh năm 1979) đã có 23 năm gắn bó với học trò vùng cao ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Thầy không chỉ là người gieo chữ mà còn kết nối yêu thương, sẻ chia khó khăn với bà con vùng cao.