Năm 2010, phí chở hành lý mà các hãng hàng không ở Mỹ thu là 5,7 tỷ USD. Con số này lên tới 7,5 tỷ USD vào năm 2017. Các hãng hàng không Mỹ thu 6,8 tỷ USD phí hành lý ký gửi vào năm 2022, trong khi chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động này kiếm về 5,5 tỷ USD. Trong khi đó, các hãng hàng không trên toàn thế giới kiếm được trung bình 29 tỷ USD từ việc vận chuyển hành lý mỗi năm.
"Làn sóng" tăng giá vận chuyển hành lý bằng hàng không đang diễn ra tại Mỹ. Điển hình, United Airlines trở thành hãng mới nhất có động thái này. Giá vé máy bay ở quốc gia này cũng đang tăng mạnh nên việc tăng phí hành lý ký gửi chỉ làm cho việc đi lại bằng đường hàng không trở nên đắt đỏ.
Từ ngày 25/2, hành khách của United Airlines sẽ bị tính phí 40 USD cho hành lý ký gửi đối với vé phổ thông nội địa. Nếu hành khách chọn thanh toán trực tuyến trước ít nhất 24 giờ trước chuyến bay, khoản phí này sẽ là 35 USD.
Hãng bay cho biết trong một số trường hợp, hành khách thuộc diện quân nhân tại ngũ hoặc một số chủ thẻ tín dụng cao cấp có thể di chuyển mà không phải trả phí hành lý bổ sung. Việc miễn trừ cũng mở rộng cho những khách hàng thân thiết.
Người phát ngôn của United Airlines cho biết những thay đổi này được áp dụng cho nhiều vùng ở Bắc Mỹ. Lần gần đây nhất hãng bay quyết định tăng giá hành lý ký gửi tại sân bay là vào năm 2020. Phí hành lý 30 USD được doanh nghiệp nâng lên 35 USD nhưng chỉ dành cho những du khách không thanh toán trước.
Nguyên nhân dẫn đến việc bổ sung phí dịch vụ đến từ việc chi phí bảo trì phương tiện và nhân sự tại đang tăng mạnh. Vào tháng tháng 1/2024, Alaska Airlines tăng phí hành lý đối với hầu hết hành khách hạng phổ thông. Đặc biệt, chi phí hành lý của hãng JetBlue hiện đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Xem thêm: nhc.815030251522042881-yab-yam-iug-yk-yl-hnah-ut-gnuhk-uht-hnaod-ol-teit/nv.fefac