vĐồng tin tức tài chính 365

Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine

2024-02-26 08:26
Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine- Ảnh 1.

Cách tiếp cận mới này không chỉ được nhiều quốc gia có ảnh hưởng ở phương Tây ủng hộ, mà còn giúp Tổng thống Zelensky kiến tạo được một cấu trúc "vành nan hoa" mà Ukraine giữ quyền điều phối.

3 mục tiêu lan tỏa

Chỉ trong hai tháng đầu năm 2024, Ukraine đã hoàn tất quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định an ninh song phương thời hạn 10 năm với Anh (ngày 12-1), Pháp, Đức (cùng ngày 16-2), Đan Mạch (ngày 23-2), Ý và Canada (cùng ngày 24-2). Ngoài ra, Chính phủ Ukraine cũng tuyên bố sắp ký kết hiệp định tương tự với Hà Lan và Ba Lan, đồng thời tiếp tục các cuộc đàm phán với Thụy Điển và Lithuania.

Hiện tượng đàm phán gấp rút như vậy chính vì xuất phát từ thực tế khủng hoảng nguồn cung viện trợ quân sự từ các cơ chế đa phương của phương Tây.

Do đó, lựa chọn tiếp cận song phương đã giúp Ukraine đạt được mục tiêu tối thiểu đầu tiên đó là được đảm bảo nguồn viện trợ quân sự trong ngắn hạn, từ đó lan tỏa sang quá trình nâng cao khả năng tự lực quốc phòng của Ukraine về trung hạn.

Cụ thể, Ukraine được cam kết bổ sung viện trợ quân sự trong năm 2024 từ Anh (3,2 tỉ USD), Đức (1,2 tỉ USD), Pháp (3,25 tỉ USD), Đan Mạch (1,95 tỉ USD) và Canada (3 tỉ USD) cùng với việc áp dụng đồng bộ điều khoản thành lập cơ chế "tham vấn song phương khẩn cấp" trong vòng 24 giờ trong trường hợp Ukraine bị tấn công trong tương lai.

Không chỉ vậy, các hiệp định an ninh lần này đều tập trung vào các đối tác dẫn đầu trong các liên minh giúp phục hồi năng lực chiến đấu của các binh chủng trụ cột của Ukraine trong cả ngắn và trung hạn.

Điển hình là việc nước Anh đảm nhận vai trò quốc gia lãnh đạo Liên minh Năng lực hàng hải giúp phát triển hải quân Ukraine từ tháng 12-2023, Pháp dẫn đầu trong liên minh về pháo binh và phòng không hỗ trợ Ukraine, Đan Mạch cùng Hà Lan cùng dẫn đầu liên minh không quân của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG). Riêng Ý và Canada tập trung nhiều hơn vào việc chuyển giao công nghệ và hợp tác phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng cho Ukraine.

Tiếp theo là mục tiêu lan tỏa ảnh hưởng từ các trục hợp tác quân sự song phương ra các tiểu khu vực tương ứng để khỏa lấp dần dư luận ủng hộ trong cả khối NATO. Có thể thấy, Ukraine đã tận dụng hiệu quả tuyên bố chung vào tháng 7-2023 của Khối các nền kinh tế phát triển (G7) nhằm thúc đẩy các hiệp định an ninh song phương với Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada.

Từ nền tảng đó, Ukraine ứng dụng mô hình đàm phán này với Hà Lan (Tây Âu), Đan Mạch - Thụy Điển (Bắc Âu), Ba Lan (Đông Âu) và Lithuania (khối Baltic) đều là các nước có ảnh hưởng quan trọng trong các thể chế tiểu khu vực tương ứng.

Thậm chí, cấu trúc "vành nan hoa" của Ukraine càng thêm vững chắc khi bao gồm cả các cấu trúc gắn kết sẵn có như tam giác Lublin (Ukraine - Ba Lan - Lithuania), tam giác Weimar (Đức - Pháp - Ba Lan) và gần đây nhất là tam giác an ninh ba bên Ukraine - Anh - Ba Lan.

Cuối cùng là mục tiêu lan tỏa sự hiện diện của các đối tác quốc tế tại các khu vực thuộc "vùng rìa chiến sự" đang cần tái thiết. Sự xuất hiện của các nhà thầu dân sự nước ngoài của Ý với sự giám sát của Tổ chức UNESCO nhằm phục hồi và số hóa 52 di sản văn hóa bị hư hại do chiến sự tại Odessa là một ví dụ.

Một phương Tây thận trọng

Tuy nhiên, các mục tiêu trên dường như đã được các nước phương Tây đón nhận một cách rất khéo léo. Ngay từ hiệp định an ninh được ký kết đầu tiên giữa Anh - Ukraine, mặc dù phía Ukraine kiên quyết muốn áp dụng cụm từ "đảm bảo an ninh" nhưng phía Anh chỉ giữ ở mức "hợp tác an ninh" và "hỗ trợ an ninh".

Thêm vào đó, việc tất cả các hiệp định đều không yêu cầu sự phê chuẩn của quốc hội mỗi nước đã giảm đi đáng kể sự ràng buộc pháp lý ở cấp cao nhất. Ngay cả trong cơ chế "tham vấn khẩn cấp" mà tất cả hiệp định nói trên đề cập đều không có câu chữ nào khẳng định các nước sẽ đưa quân đội sang chiến đấu cùng bên còn lại, mà chỉ là sự xác định "các biện pháp hỗ trợ thích hợp".

Về phía các nước phương Tây, nhóm hiệp định an ninh song phương đã và đang đàm phán này thực tế chỉ nhằm thay thế cho các gói viện trợ quân sự đa phương hiện đang bị trì hoãn ở châu Âu và bế tắc ở Mỹ.

Đây là một sự khỏa lấp quan trọng nhằm giữ vững thế trận phòng thủ chiến lược mà Ukraine đang chuyển đổi sang, đồng thời cũng là một tiền đề cần thiết cho các hoạt động đàm phán đình chiến giữa Nga và Ukraine nhằm thỏa mãn "điều kiện tiên quyết" cho quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sắp tới của nước này.

Nhìn chung, cấu trúc an ninh song phương mới của Ukraine hiện đang định hình một giải pháp thích hợp cho một kịch bản "không bên nào thua". Trong đó Ukraine vừa đạt được các mục tiêu an ninh lan tỏa với đích đến gia nhập được vào EU, khối NATO cũng không bị ràng buộc bởi các viện trợ quân sự đa phương vào Ukraine và Nga cũng có thể sớm khởi động quá trình đàm phán đình chiến với Ukraine.

Tính toán của các bên lúc này đang mở ra một kịch bản hậu chiến và tái thiết đầy kỳ vọng.

Lựa chọn chiến lược

Cấu trúc an ninh "vành nan hoa" bao gồm một chuỗi kết nối các trục an ninh song phương giữa Ukraine với các thành viên quan trọng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây sẽ trở thành một lựa chọn chiến lược nhằm bù đắp cho các bất lợi hiện tại trên chiến trường trong bối cảnh quân đội Ukraine đã chuyển sang thế trận phòng thủ chiến lược vì viện trợ quân sự từ các bên bị trì hoãn.

Thăm tiền tuyến, tổng tư lệnh quân đội Ukraine nhận định "tình hình phức tạp"Thăm tiền tuyến, tổng tư lệnh quân đội Ukraine nhận định 'tình hình phức tạp'

Ngày 25-2, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine (AFU) Oleksandr Syrskyi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã đến thăm khu vực tiền tuyến và nhận định tình hình đang phức tạp.

Xem thêm: mth.33904537062204202-eniarku-auc-otan-eht-yaht-hnin-na-curt-uac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools