vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ có nhiều giải pháp giám sát chặt chẽ để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh

2024-02-28 10:52
Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh: VGP

Cùng dự hội nghị có Phó thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các ngân hàng, hiệp hội, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Nhiều công ty niêm yết kinh doanh khó khăn

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho hay kết thúc năm 2023, chỉ số VN-Index tăng hơn 12% so với năm 2022. Ủy ban Chứng khoán nhà nước đánh giá đây là mức tăng trưởng tốt so với các thị trường trong bối cảnh thế giới nhiều biến động.

Về thanh khoản thị trường, thống kê cho thấy cả năm, giao dịch bình quân đạt 17.579 tỉ đồng/phiên, giảm gần 13% so với năm 2022.

Cũng trong năm 2023, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 418.271 tỉ đồng, tăng 33,5% so với năm trước.

Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã hoàn tất đăng ký công ty đại chúng với 15 công ty, hủy đăng ký công ty đại chúng với 41 công ty, tổng số doanh nghiệp niêm yết lũy kế còn là 1.733.

Tuy vậy, kết quả hoạt động của các công ty niêm yết còn khó khăn. Cụ thể, tổng doanh thu thuần lũy kế năm 2023 là hơn 3,77 triệu tỉ đồng, giảm 3,18% so với năm trước. Tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2023 là 396,3 nghìn tỉ đồng, giảm 8,84%,

Điểm tích cực là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự cải thiện hơn trong nửa cuối năm 2023. Riêng trong quý 4, tổng doanh thu, lợi nhuận đều đã tăng trở lại lần lượt 2,5% và 46% so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm đáng chú ý khác, năm vừa qua mức độ xử phạt các công ty vi phạm trên thị trường diễn ra thường xuyên hơn với các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, nên đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tổng kết lại, có 78 đoàn thanh tra kiểm tra, ban hành 475 quyết định xử phạt với tổng số tiền gần 43 tỉ đồng, áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với các vụ việc nổi cộm trên thị trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết đã chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ. Các vụ điển hình được cơ quan này nêu ra như: vụ án thao túng giá cổ phiếu FLC, vụ Louis Holding, vụ APEC…

Sẽ có nhiều giải pháp lành mạnh hóa thị trường

Về giải pháp năm 2024, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho hay sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển thị trường. 

Gắn với đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực hoạt động các công ty chứng khoán, giám sát việc áp dụng công nghệ tài chính, nhận diện khách hàng và thanh toán điện tử, dịch vụ tư vấn đầu tư, thúc đẩy giao dịch tài chính số hóa. 

Ủy ban cũng sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ, theo dõi thường xuyên liên tục với từng công ty, thực hiện kiểm tra tại chỗ, xây dựng phương án với từng trường hợp công ty chứng khoán để có biện pháp xử lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư, bổ sung quy định hướng dẫn chi tiết về quỹ chỉ số để tạo điều kiện phát triển loại hình quỹ này tại Việt Nam... 

Một giải pháp nữa được nêu ra là đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường. Trong đó khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch; phát hành đa dạng các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, khuyến khích phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, trái phiếu chính quyền địa phương xanh, doanh nghiệp xanh; sản phẩm hợp đồng tương lai...

Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ thông tin, giám sát việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng công bố thông tin của công ty đại chúng, nâng cao chất lượng báo cáo thường niên.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cũng nhấn mạnh việc phát triển, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư hướng tới đầu tư bền vững. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, gồm xây dựng quy chuẩn chuyên môn về giám sát giao dịch. 

Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu giao dịch, giám sát giao dịch, phân loại mã chứng khoán theo báo cáo phân tích, đơn phản ánh, kiến nghị và tố cáo, hoặc theo tin đồn để phân cấp, xử lý, nâng cao hiệu quả giám sát; triển khai thanh kiểm tra... 

Không có vùng cấm trong chứng khoán, nỗ lực phát triển bền vữngKhông có vùng cấm trong chứng khoán, nỗ lực phát triển bền vững

Ông Nguyễn Đức Chi - thứ trưởng Bộ Tài chính, bày tỏ niềm vui khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển đáng kể; khẳng định thị trường chú trọng sự thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm.


Xem thêm: mth.55463749082204202-hnam-hnal-neirt-tahp-naohk-gnuhc-gnourt-iht-ed-ehc-tahc-tas-maig-pahp-iaig-ueihn-oc-es/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ có nhiều giải pháp giám sát chặt chẽ để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools