vĐồng tin tức tài chính 365

Không phải đào rừng vẫn xin dán tem

2021-02-01 11:30
Không phải đào rừng vẫn xin dán tem - Ảnh 1.

Mua gom đào ở Sa Pa để mang về Hà Nội, Hải Phòng bán trong dịp tết - Ảnh: CHÍ TUỆ

Anh Lò Diếu Sài (xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, Lào Cai) cho hay nay người dân bản bắt đầu cắt đào trồng tại nhà mang đi bán. Theo anh Sài, ở vùng này có một loại cây được gọi là "đào rừng" là cây "pằng tớ dày" - tiếng địa phương có nghĩa là đào rừng. 

Loài này có cành cao, phân tán rộng hơn, hoa nở thành chùm, màu hồng, rất giống cây hoa anh đào Nhật Bản nhưng màu đậm hơn. Loại này không ai mang về chơi tết vì chặt cành là hoa héo, không như cây hoa đào. 

"Đào chúng tôi trồng bán cho khách về xuôi thì họ vẫn yêu cầu chúng tôi phải chứng minh nguồn gốc để không bị nhầm lẫn là đào rừng tự nhiên" - anh Sài nói.

Anh Trần Hữu Viển, ở quận Kiến An, Hải Phòng, có vài chục năm buôn cành đào từ Tây Bắc về Hải Phòng, cho hay đã buôn đào mấy chục năm nay nhưng gần như chưa gặp cây đào nào trong rừng tự nhiên cả. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng khẳng định là không cấp tem nhãn vì không cần thiết, vì tỉnh này không có đào tự nhiên. 

"Nhưng để "chắc ăn" trên đường, tôi vẫn phải nhờ các chủ vườn lên ủy ban xã xin giấy xác nhận" - anh Viển nói.

Tại Vân Hồ - địa phương trồng đào "chặt cành chơi tết" nhiều nhất ở Sơn La với gần 500ha, Phòng NN&PTNT huyện này thống kê hiện có khoảng 300ha đang cho thu hoạch. Anh Giàng A Tùng, ở xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, cho hay khách yêu cầu phải có tem hoặc giấy tờ chứng thực mới mua.

Ông Thái Bá Sinh, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Hồ, nhận định lượng đào bán ra hiện tại giảm là do tư tưởng của cả người trồng đào và người mua đào lo lắng. Huyện này đã tự in 10.000 tem dán cấp về cho các xã để trưởng bản lên lấy về. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Ông Hà Mạnh Hùng, phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Sơn La, cho biết tỉnh đã nhận 100.000 tem mã vạch truy xuất nguồn gốc (mã quét QR) từ Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia. Trước mắt, có 10.000 tem được cấp cho các hộ trồng đào đã đăng ký. Một số địa phương như Mộc Châu, Vân Hồ thì tự in tem nhãn riêng.

"Sau khi được kích hoạt và dán tem lên cây đào, người mua có thể quét mã QR để truy xuất thông tin cây đào, địa chỉ, hộ trồng, năm trồng, thời gian thu hoạch, thông tin của người vận chuyển. Hiện sở đang gấp rút nhập dữ liệu thông tin các hộ trồng đào đã đăng ký vào hệ thống truy xuất quốc gia, kích hoạt mã vạch để có thể phát cho các hộ trong thời gian sớm nhất" - ông Hùng nói.

Ông Trần Dũng Tiến (PGĐ Sở NN&PTNT Sơn La):

Lo không thống nhất giữa các địa phương

Sơn La không bắt buộc phải gắn nhãn hay dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào trồng. Văn bản của Văn phòng Chính phủ đã hướng dẫn khá rõ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng băn khoăn là các địa phương khác có thống nhất không? Nếu tiêu thụ đào trong tỉnh thì không sao, nhưng khi vận chuyển sang địa phương khác có gặp khó khăn gì không?

Việc xác định nguồn gốc dành cho gỗ, lâm sản, còn cành đào là hàng hóa. Cấp giấy xác nhận là không cần thiết. Nhưng chủ vườn xin xác nhận là đào trồng thì chúng tôi cũng tạo điều kiện hết sức mặc dù không phải là thủ tục hành chính.

Khi nào đào tết bị kiểm tra để ngăn buôn bán đào rừng?Khi nào đào tết bị kiểm tra để ngăn buôn bán đào rừng?

TTO - Nhiều người dân lo bị kiểm tra khi mua cành đào vì bị nghi là đào rừng. Cơ quan hữu quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết chỉ nên kiểm tra cành đào khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Xem thêm: mth.751558010201202-met-nad-nix-nav-gnur-oad-iahp-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không phải đào rừng vẫn xin dán tem”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools