Vắc xin của AstraZeneca được chuyển tới Brazil bằng máy bay ngày 23-1 - Ảnh: AFP
Cố vấn cấp cao của WHO, ông Bruce Aylward, xác nhận thông tin trên trong một cuộc họp báo ngày 1-2. Theo ông Aylward, việc phân phối vắc xin bắt đầu diễn ra từ cuối tuần trước.
Tuy nhiên, theo Trợ lý Tổng giám đốc WHO Mariangela Simao, tổ chức này vẫn chưa ước tính được số lượng vắc xin có sẵn để cung cấp trong tháng 2 và tháng 3. Theo bà Simao, các "trục trặc" trong sản xuất có thể khiến số vắc xin chuyển cho các nước thấp hơn kỳ vọng.
Trong cuối tuần qua và đầu tuần này, thông tin COVAX bắt đầu cung cấp vắc xin giá rẻ đã làm dấy lên sự phấn khởi ở nhiều nước.
Tại Đông Nam Á, người dân Philippines và Indonesia không giấu sự vui mừng trước việc sắp được nhận hàng triệu liều vắc xin Pfizer/BioNTech và AstraZeneca.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, nước này sẽ nhận được 5 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 thông qua cơ chế COVAX. Lô vắc xin đầu tiên dự kiến sẽ tới nước này trong quý I năm 2021. Indonesia sẽ nhận từ 13,7 đến 23,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca thông qua COVAX, chia thành hai giai đoạn phân phối.
WHO đã thành lập COVAX cùng với liên minh vắc xin GAVI, hướng tới việc tất cả các nước cùng tiếp cận công bằng vắc xin ngừa COVID-19. Cơ chế này kêu gọi sự đóng góp tài chính của các nước giàu, sau đó đàm phán mua vắc xin từ các hãng dược với giá phải chăng để cung cấp cho nước thu nhập thấp.
Tuy nhiên, theo ông Rick Brennan, giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO phụ trách khu vực Đông Địa Trung Hải, khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế rất xa. Theo ông Brennan, hiện tại các hãng dược vẫn đang chạy đua sản xuất cung cấp vắc xin cho các nước giàu trước, thay vì đáp ứng nhu cầu của COVAX.
Liên minh châu Âu (EU) đã cân nhắc các hành động pháp lý nhắm vào AstraZeneca vì chậm trễ trong việc giao vắc xin. Theo Reuters, hiện EU đang xem xét khả năng áp đặt một lệnh giám sát và hạn chế xuất khẩu vắc xin cho tới khi nhu cầu của khối này được đáp ứng. AstraZeneca có chủ sở hữu ở cả Anh và Thụy Điển, trụ sở chính đặt tại London (Anh).
TTO - Các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna giải thích rằng do dây chuyền sản xuất tại nhà máy nên việc cung ứng vắc xin ngừa COVID-19 bị chậm trễ so với hợp đồng. Khó khăn về công nghệ cũng có góp phần.
Xem thêm: mth.88641846020201202-paht-pahn-uht-coun-cac-ohc-er-aig-nix-cav-pac-gnuc-uad-tab-ohw/nv.ertiout