vĐồng tin tức tài chính 365

Mua sắm online cuối năm: Cẩn thận bị hack đơn hàng

2021-02-02 08:48
Mua sắm online cuối năm: Cẩn thận bị hack đơn hàng - Ảnh 1.

Khách hàng được khuyến cáo cần theo dõi kỹ đơn hàng để tránh bị thiệt hại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thay vì thanh toán bằng tiền mặt (COD) cũng có thể hạn chế được tình trạng bị lừa đảo khi mua sắm online.

Lời khuyên của chuyên gia thương mại điện tử

Khách săn deal giảm giá mua điện thoại trên sàn thương mại điện tử nhưng lúc giao hàng lại nhận được điện thoại giá bèo, sạc pin có thương hiệu lạ. Khiếu nại lên sàn bị từ chối hỗ trợ vì sàn cho rằng mã vận đơn và mã đơn hàng đều không khớp với thông tin của đơn hàng khách đặt ban đầu.

Trong dịp mua sắm cuối năm, các sàn đưa ra khuyến cáo người mua hàng cần kiểm tra kỹ thông tin đơn hàng khi nhận bên cạnh săn tìm các chương trình khuyến mãi, giá tốt.

Sàn thương mại điện tử bị hack thông tin?

Anh Ngô Xuân Việt (TP.HCM) cho biết trong mùa mua sắm cuối năm, anh lên sàn Shopee và săn được deal giá giảm đến 50% cho mặt hàng điện thoại, thanh toán theo hình thức giao hàng thu tiền (COD), từ người bán dang.khoa.mobile.123.

Vài ngày sau có người xác nhận đơn hàng thông báo với anh Việt hai ngày sau nữa hàng mới được giao. Trong thời gian này, người bán cũng chủ động kết bạn Zalo với anh Việt để tư vấn về đơn hàng, cập nhật đơn hàng. Đến ngày nhận hàng, do sàn Shopee không có chính sách đồng kiểm hàng nên anh Việt nhận và hôm sau mới khui hộp.

"Lúc mở tôi mới tá hỏa vì cái điện thoại nhận được không phải là cái mình đã chọn, sạc pin đi kèm cũng là của một hãng khác. Tôi gọi vào các số liên lạc của người bán thì khóa máy, khiếu nại lên sàn Shopee báo đơn của tôi đặt qua sàn đã bị hủy nên họ không có trách nhiệm xử lý. Họ còn nói đơn hàng đã bị hack!" - anh Việt kể.

Sau đó anh mới tìm hiểu các địa chỉ ghi trên đơn hàng của người bán đều không có thực, ngay tên đường ghi trên địa chỉ công ty bán hàng cũng không tồn tại, số điện thoại Zalo liên hệ với anh cũng khóa. Cho đến nay, anh Việt vẫn chưa rõ vì sao mua qua sàn nhưng hàng lại do một bên khác giao. Theo khách hàng này, Shopee đã từ chối trách nhiệm của mình với khách hàng.

"Chúng tôi mua hàng trên sàn vì tin tưởng thương hiệu của sàn, nhưng chúng tôi phải giao dịch với một người bán lừa đảo để cuối cùng bị mất tiền, hàng nhận kém chất lượng" - anh Việt nói.

Theo đại diện Shopee về trường hợp mua hàng của anh Việt, sau khi xem xét khiếu nại của người tiêu dùng và đối chiếu các thông tin do người tiêu dùng cung cấp với thông tin được ghi nhận trên hệ thống, sàn không thể hỗ trợ cho yêu cầu của khách hàng. Lý do: sản phẩm khách hàng đã nhận không thuộc đơn hàng đã đặt ở Shopee.

Theo lý giải, vì người bán không xác nhận đơn hàng trong thời hạn chuẩn nên sàn đã hủy đơn hàng của anh Việt từ trước và không phát sinh mã vận đơn.

"Trong trường hợp này, khách hàng đáng ra hoàn toàn có thể từ chối nhận hàng bằng cách đối chiếu thông tin trong bưu kiện gửi đến với đơn hàng đã đặt như mã đơn hàng, mã vận đơn, tình trạng đơn hàng trên hệ thống..." - đại diện Shopee nói.

Mặc dù từ chối hỗ trợ cho trường hợp trên nhưng Shopee cho biết đã khóa tài khoản của nhà bán hàng dang.khoa.mobile.123. Sau đó sàn này cũng đã khuyến cáo khách cần "Mua đúng đơn, nhận đúng hàng" và cảnh báo trên website/ứng dụng đến toàn bộ người dùng hiện hữu nhằm giúp người dùng phòng tránh các hành vi trục lợi có tính chất tương tự.

Cẩn trọng đơn hàng ảo

Cuối năm nay, mua sắm online bùng nổ vì COVID-19, rủi ro mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tăng theo.

Nhiều bạn đọc phản ảnh tình trạng dù họ không đặt hàng nhưng shipper vẫn gọi giao hàng và cuối cùng họ rơi vào cảnh trả tiền chai nước hoa nhận chai nước suối, trả tiền mua điện thoại nhận "cục gạch"... 

Theo các chuyên gia thương mại điện tử, đây là tình trạng đơn hàng ảo, tức đơn hàng không có thông tin như mã vận đơn hay mã đơn hàng trên bất kỳ hệ thống nào mà người mua hàng đã đặt.

Ngoài ra, đánh vào tâm lý mua những sản phẩm tốt cho sức khỏe để biếu, tặng, nhiều tài khoản Facebook còn rao bán các loại yến sào, sâm... với giá vài trăm ngàn dưới hình thức "đẩy hàng tết, chốt giá tốt". Theo đó, giá yến sào chỉ còn vài trăm ngàn/lạng, sâm cũng vài chục ngàn/hộp... nhưng khi người tiêu dùng nhận là nấm tuyết hoặc nấm tai mèo!

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cho rằng người tiêu dùng cần hạn chế các giao dịch trên mạng xã hội. Có rất nhiều vụ mua bán lừa đảo diễn ra trên các trang mạng xã hội nhưng việc xử lý còn rất hạn chế. Hiện dù được phản ảnh nhưng để dẹp tận gốc các trang bán hàng lừa đảo không dễ.

Do đó, để hạn chế tình trạng đơn hàng ảo, người tiêu dùng được khuyến cáo không nên nhờ người khác nhận đơn hàng và thanh toán hộ khi mua online. Khuyến khích thanh toán chuyển khoản trước trên các sàn thương mại uy tín, đặc biệt lưu ý mã đơn hàng khi nhận. Nếu không trùng với mã đơn hàng đã được xác thực qua mail hay tin nhắn trước đó thì người mua không nên nhận hàng.

Đại diện Lazada khuyến cáo người mua hàng nên chú ý theo dõi tình trạng đơn hàng của mình trên ứng dụng hoặc email cá nhân với các thông tin chi tiết.

Ông Richard Phạm, giám đốc tài chính Tiki, công nhận với một thị trường mới như Việt Nam cùng cơ hội đạt mức tăng trưởng lên đến 35 tỉ USD trong năm 2025, điều cần là vốn đầu tư, các ý tưởng và công nghệ đổi mới sáng tạo cũng như những nhà đồng đầu tư. 

Các công cụ này sẽ giúp sàn loại bỏ được những rủi ro trong giao hàng, hệ thống logistics, sàng lọc các trường hợp nhà bán không uy tín...

Ngoài ra, theo các chuyên gia, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thay vì thanh toán bằng tiền mặt (COD) cũng có thể hạn chế được tình trạng bị lừa đảo. Bởi thanh toán bằng tiền mặt là cách thức thanh toán duy nhất mà các đối tượng xấu sử dụng để lừa đảo người dùng.

Sắm tết online tăng trưởng mạnh

Đại diện sàn Lazada cho biết dù mới triển khai chiến dịch bán hàng tết gần một tuần nhưng đã ghi nhận số lượng đơn hàng và nhà bán hàng toàn sàn tăng hơn 2 lần so với Lễ hội mua sắm tết 2020. Các mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều là sữa, bánh kẹo, điện thoại di động, dụng cụ nấu nướng...

Với sức bán hiện tại, sàn Tiki cho hay kỳ vọng sức mua sẽ tăng 70% so với tết năm ngoái. Tương tự, các sàn thương mại điện tử chuyên kinh doanh giỏ quà tặng tết cũng đang tất bật đóng hàng, giao cho khách với số đơn hàng lớn.

Sắm tết online tất tật từ giỏ quà đến hàng tươi sốngSắm tết online tất tật từ giỏ quà đến hàng tươi sống

TTO - Dù không còn xa lạ với nhiều bà nội trợ và dân văn phòng những năm gần đây, nhưng dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm tết online phát triển mạnh hơn, trở thành thói quen của rất nhiều người tiêu dùng vào mùa mua sắm tết.

Xem thêm: mth.1933802210201202-gnah-nod-kcah-ib-naht-nac-man-iouc-enilno-mas-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mua sắm online cuối năm: Cẩn thận bị hack đơn hàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools