vĐồng tin tức tài chính 365

Chính biến ở Myanmar, doanh nghiệp nước ngoài lo bị gián đoạn kinh doanh

2021-02-02 12:28

Chính biến ở Myanmar, doanh nghiệp nước ngoài lo bị gián đoạn kinh doanh

Chánh Tài

(TBKTSG Online) - Từ hãng gọi xe Grab (Singapore) cho đến Tập đoàn bia Kirin (Nhật Bản), giới doanh nghiệp nước ngoài đang đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như tình trạng bất ổn xã hội ở Myanmar sau khi phe quân đội nước này bắt giữ Chủ tịch đảng cầm quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), Cố vấn nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi, cùng Tổng thống Myanmar, Win Myint và nhiều quan chức cấp cao khác của NLD vào sáng ngày 1-2.

Quân đội ban bố tình trạng khẩn cấp

Thông báo của quân đội Myanmar cho biết họ thực hiện vụ bắt giữ nhằm xử lý ‘các cáo buộc gian lận bầu cử’ trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái với thắng lợi áp đảo của đảng NLD. Quân đội Myanmar cho rằng chính phủ Myanmar đã không trì hoãn bầu cử để tập trung ứng phó cuộc khủng hoảng Covid-19 và sau đó, không giải quyết thỏa đáng tố cáo gian lận bầu cử.

Thông báo nói rằng quân đội áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm và trong thời gian này, quyền điều hành đất nước sẽ được trao cho Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Min Aung Hlaing. Quân đội cho biết Ủy ban bầu cử quốc gia Myanmar sẽ được cải cách và kết quả bầu cử quốc hội vào năm ngoái sẽ được xem xét lại. Sau khi tình trạng khẩn cấp kết thúc, cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức và quân đội sẽ trao lại quyền điều hành đất nước cho chính phủ mới.

Binh sĩ Myanmar phong tỏa một tuyến đường chạy vào thủ đô Naypyitaw hôm 1-2. Ảnh: AFP

Vụ bắt giữ nói trên gây sốc cho các doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn ở Myanmar, một trong số ít nền kinh tế còn lại ở châu Á có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu lo ngại về việc quân đội phá bỏ trình dân chủ vốn được mở ra sau cuộc tổng tuyển cử tự do lần đầu tiên sau 25 năm vào năm 2015 nhằm chấm dứt sự cai trị của quân đội kéo dài 50 năm.

Các công ty đa nước ngoài bao gồm các công ty đa quốc gia của Nhật Bản đã chạy đua đầu tư vào Myanmar, với hy vọng rằng việc chấm dứt chế độ quân sự sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh. Giờ đây, với việc quân đội Myanmar áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm, họ có thể buộc phải xem xét lại chiến lược tại Myanmar.

Theo thống kê của Chính phủ Myanmar, số vốn đầu tư của Nhật Bản được nước này được phê duyệt trong chín tháng đầu năm 2020 là khoảng 768 triệu đô la Mỹ, đứng thứ ba sau Singapore và Hồng Kông. Các công ty nước ngoài đang sốt sắng thu thập thông tin và xác nhận sự an toàn của nhân viên địa phương và người nước ngoài. Một số hoạt động của họ ở Myanmar đang bị gián đoạn.

Hãng gọi xe Grab cho hay các dịch vụ của họ ở Myanmar có lúc ngưng trệ tạm thời do tín hiệu mạng di động đột ngột yếu. Người phát ngôn của Grab nói: “Chúng tôi sẽ thông báo bất kỳ thông tin cập nhật nào về tính khả dụng của dịch vụ thông qua ứng dụng Grab hoặc trên trang Facebook chính thức của chúng tôi”.

Một đại diện của hãng xe Toyota cho biết hãng này đang cập nhật thông tin mới nhất về doanh số bán hàng tại Myanmar cũng như về nhân viên. Trước đó, Toyota thông báo rằng họ sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Myanmar trong tháng này tại Đặc khu kinh tế Thilawa, ở ngoại ô TP. Yangon. Toyota cho biết vẫn chuẩn bị cho việc sản xuất theo kế hoạch. Hãng này đã bán xe tại Myanmar kể từ năm 2014, dựa vào nguồn xe nhập khẩu từ các nước láng giềng. Tuy nhiên, doanh số bán xe ở Myanmar tăng nhanh, khiến Toyota quyết định lắp ráp xe bán tải Hilux tại nước này.

Suzuki (Nhật Bản) là hãng xe đi tiên phong trong việc lắp ráp xe tại Myanmar kể từ năm 2013. Đại diện của Suzuki cho biết chưa nhận được báo cáo của công công ty con ở Myanmar về những ảnh hưởng của cơn chính biến đến hoạt động kinh doanh. Trước đó, Suzuki cho biết sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp mới ở Đặc khu Kinh tế Thilawa vào tháng 9 tới.

Doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà

Tập đoàn Mitsubishi yêu cầu nhân viên của họ ở Myanmar đặt an toàn lên hàng đầu và ở nhà. Người phát ngôn của Mitsubishi nói công ty vẫn đang xem xét các tác động của cơn chính biến đến hoạt động kinh doanh.

Tháng 12 năm ngoái, Mitsubishi thắng gói thầu cung cấp 246 toa tàu có tổng giá trị hơn 600 triệu đô la cho Công ty đường sắt Myanmar. Mitsubishi cũng đang quản lý sân bay Mandalay và tham gia dự án phát triển đô thị trung tâm Yoma ở Myanmar.

Nhà máy lắp ráp ô tô của hãng Suzuki Thilawa Motor, công ty con của Suzuki, ở ngoại ô TP. Yangon, Myanmar. Ảnh: EPA

Mitsui & Co., một tập đoàn thương mại khác của Nhật Bản, đang bán máy móc nông nghiệp và phân bón ở Myanmar, khuyến khích các nhân viên ở Myanmar làm việc từ xa. Tập đoàn này cho biết đang xem xét tác động của cuộc đảo chính.

Trong thông báo đưa ra cùng ngày, Tập đoàn Kirin, sở hữu hai nhà máy bia ở Myanmar, cho biết đang giám sát tình hình chặt chẽ. Thông báo nói rằng các nhà máy vẫn đang hoạt động nhưng sẽ dừng sản xuất bia nếu có lệnh từ giới chức trách.

Tập đoàn thương mại POSCO International (Hàn Quốc) cho biết đã khuyến cáo các nhân viên người Hàn Quốc ở Myanmar làm việc tại nhà.

Kasikornbank, ngân hàng lớn thứ tư Thái Lan, cho biết cuộc đảo chính không tác động đến hoat động của ngân hàng này. Nhân viên người Thái Lan của Kasikornbank ở văn phòng đại diện tại Yangon đã được yêu cầu quay trở về Thái Lan làm việc trước khi đảo chính xảy ra để tránh đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Myanmar. Nhân viên địa phương cũng được chọn lựa làm việc tại nhà hoặc văn phòng.

Pakaimas Vierra, Chủ tịch Hiệp hội hợp tác kinh tế và văn hóa Thái Lan-Myanmar (TMCECA), cho hay các cửa khẩu giữa Myanmar với thành phố cực bắc Chiangrai của Thái Lan đã mở cửa trở lại sau khi bị đóng trong thời gian ngắn.

Supant Mongkolsuthree, Chủ tịch Hội liên hiệp các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI), nói rằng thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Myanmar có thể sẽ không chịu tác động tiêu cực nào nhưng FTI sẽ giám sát chặt chẽ tình hình chính trị tại Myanmar.

Các công ty nước ngoài khác bao gồm Ngân hàng OCBC và Tập đoàn bất động sản Yoma Strategic Holdings của Singapore cho biết hoat động của họ ở Myanmar bị gián đoạn trong thời ngắn. Trong khi đó, một số công ty nước ngoài đóng cửa văn phòng ở Myanmar

Người phát ngôn của Ngân hàng UOB (Singapore) nói: “Chúng tôi đã tạm thời đóng cửa chi nhánh ở Yangon trong ngày hôm nay (1-2) theo hướng dẫn của Hiệp hội Ngân hàng Myanmar”. Hãng viễn thông Telenor (Na Uy) cho biết đang rất lo lắng trước tình hình hiện tại. Người phát ngôn của hãng này nói: “Một phần mạng di động ở Myanmar đã bị gián đọan và tình hình vẫn chưa rõ ràng”.

Lo ngại phương Tây tái trừng phạt kinh tế

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Myanmar cũng đang lo lắng trước những gì đang xảy ra tại nước họ. Alok Kumar, Giám đốc điều hàng hãng dịch vụ lữ hành trực tuyến Oway (Myanmar), nói:  “Đây rõ ràng là thời khắc chưa có tiền lệ đối với chúng tôi, đầu tiên là Covid-19 và giờ đây là đảo chính. Người dân và doanh nghiệp Myanmar đang đối mặt tình hình cực kỳ bất ổn ở phía trước”.

Mối lo ngại hiện nay của các doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp Myanmar là phương Tây và các nước khác có thể tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Myanmar. Trong thời kỳ Myanmar nằm dưới sự điều hành của chế độ quân sự, Mỹ đã áp đặt các hạn chế giao dịch tài chính để không chỉ ngăn cấm các công ty Mỹ đầu tư ở Myanmar mà còn đe dọa trừng phạt các công ty nước ngoài giao dịch với các công ty Myanmar có mối quan hệ gần gũi với quân đội nước này.

Lệnh trừng phạt này là cản lực lớn nhất đối với các công ty đa quốc gia muốn đầu tư ở Myanmar. Nếu lệnh trừng đó được tái áp đặt để gây sức ép buộc quân đội Myanmar khôi phục nền dân chủ, điều này có thể gây khó khăn cho các động kinh doanh ở Myanmar.
Chủ tịch FTI, Supant Mongkolsuthree, cảnh báo nếu phương Tây tái trừng phạt Myanmar, các doanh nghiệp Thái Lan đang đầu tư ở Myanmar sẽ chịu thệt hại lớn vì sẽ rất khó để họ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu từ Myanmar đến các nước khác, đặc biệt là các nước phương Tây.

Theo Nikkei Asian Review, Reuters

Xem thêm: lmth.-hnaod-hnik-naod-naig-ib-ol-iaogn-coun-peihgn-hnaod-ramnaym-o-neib-hnihc/193313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính biến ở Myanmar, doanh nghiệp nước ngoài lo bị gián đoạn kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools