Bố mẹ Hoàng Văn Phong đau đớn tạm biệt con trai. Giờ đây, trái tim chàng trai trẻ đã sống ở một cơ thể khác - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hoàng Văn Phong không may gặp tai nạn giao thông hôm 28-1. Nhận được tin con trai bị tai nạn, bố mẹ Phong nhanh chóng chuyển con đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Bác sĩ giải thích Phong không thể qua khỏi. Không chấp nhận, gia đình tiếp tục chuyển em đến Bệnh viện Quân y 211 tỉnh Gia Lai. Bác sĩ cũng cố gắng động viên gia đình vì sự sống của cháu ngày càng mong manh.
Khóc cạn nước mắt và vẫn muốn tìm một cơ hội sống cuối cùng cho con, sau khi bàn bạc với gia đình, bố mẹ Phong quyết định chuyển con đi 1.300km ra Hà Nội, chuyến đi dài 18 giờ đồng hồ, chặng đường quá dài với nhiều khó khăn vất vả để đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại đây, Phong được các y bác sĩ chăm sóc và hồi sức đặc biệt trong 24 giờ. Nhưng niềm hy vọng cuối cùng không thành hiện thực, phép nhiệm mầu đã không đến.
Trong sự đau đớn sắp mất đi cậu con trai vừa trưởng thành, bố mẹ Phong đã có một quyết định đặc biệt, không nhiều người dám quyết định: hiến tặng mô tạng của con trai để cứu những người bệnh đang chờ, giúp những người khác được sống.
Ngày 1-2, sau khi gia đình chấp thuận, các bác sĩ đã tiến hành lấy tim, gan, 2 thận của bệnh nhân Hoàng Văn Phong để ghép cho 4 bệnh nhân và 2 giác mạc được chuyển đến Ngân hàng mắt mang lại ánh sáng cho những bệnh nhân khác.
Nuốt những giọt nước mắt nghẹn đắng, chị Nguyễn Thị Yên (40 tuổi), mẹ Hoàng Văn Phong, chia sẻ: "Gia đình và các y bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu con, nhưng phép mầu không đến với Phong, chỉ mong sao mô tạng của con có thể cứu được những người khác.
Lúc còn sống, con tôi ước mơ nhiều lắm. Tôi mong sao những người nhận tạng biến những ước mơ của con tôi thành công, sống tốt như con tôi".
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là trung tâm điều phối và ghép tạng lớn nhất ở Việt Nam. Trong những năm qua, bệnh viện đã thực hiện 5 ca ghép phổi, 36 ca ghép tim, 92 ca ghép gan và gần 1.100 ca ghép thận, hàng ngàn người đã được cứu sống.
TTO - 'Một cuộc đời ra đi, nhiều cuộc đời ở lại', câu nói trở thành lẽ sống của nhiều người khi quyết định hiến dâng một phần cơ thể cho y học sau khi qua đời. Từ nghĩa cử cao đẹp ấy, nhiều cuộc đời tưởng như tắt hy vọng sống được tái sinh.
Xem thêm: mth.26980613220201202-iougn-6-uuc-cam-caig-naht-nag-mit-iart-gnat-neih-iout-91-iart-gnahc/nv.ertiout