vĐồng tin tức tài chính 365

5 đòn tâm lý của kẻ lừa đảo khiến bạn dễ mắc lừa

2021-02-03 17:34

Mọi người thường giả định nạn nhân bị lừa đảo có một số đặc trưng tính cách cụ thể khiến họ dễ bị lừa như có tuổi tác cao, học vấn thấp, hoặc hoàn cảnh sống tách biệt,...

Nhưng Paul Seager, giảng viên cao cấp về bộ môn Tâm lý học ở Đại học Central Lancashire (Anh), cho rằng không ai miễn nhiễm hoàn toàn trước các chiêu lừa đảo. Seager liệt kê một số nguyên nhân tâm lý khiến dễ mắc bẫy lừa đảo.

Quy luật đối xử tương xứng

Khi nhận được điều gì từ người khác, bạn thường cảm thấy có nghĩa vụ phải làm điều gì "đền đáp" cho họ. Cảm giác mắc nợ này được kẻ gian dùng để khơi gợi con mồi và khiến đối phương hành động thiếu khôn khéo.

Tâm lý đám đông

Mọi người thường tin rằng người khác làm được điều gì thì mình cũng có thể. Điều này đặc biệt đúng khi rơi vào tình thế mơ hồ và áp lực, như trong một buổi chào hàng. Nếu bạn được cho biết 75% những người như mình đã ký tên tham gia vào chương trình tài chính nào đó, khả năng bạn cũng tham gia sẽ lớn hơn, dù trong thâm tâm có thể vẫn nghi ngờ tính xác thực.

Quy luật tăng tiến

Nhiều người tự cho rằng bản thân có tính cách nhất quán và giữ lời. Chúng ta thông thường sẽ thực hiện điều đã hứa vì việc thất hứa có thể làm tổn thương tới lòng tự trọng.

Lợi dụng đặc tính này, kẻ gian sẽ tìm cách khiến con mồi thực hiện chuỗi hành động có mức độ quan trọng ngày càng lớn. Ví dụ, chúng có thể hỏi những câu vô thưởng vô phạt (như "hôm nay bạn thấy thế nào?") từ đó khiến nạn nhân tự ngộ nhận rằng rất vui khi nói chuyện với người lạ trước mặt. Câu hỏi vô thưởng vô phạt sẽ dẫn tới những câu hỏi riêng tư hơn, như "bạn dùng ngân hàng nào?".

Đã trả lời một câu hỏi, chúng ta có xu hướng sẽ trả lời câu hỏi tiếp theo để giữ sự nhất quán vì sau cùng ai thích được nhìn nhận bản thân là lịch sự và biết giúp đỡ người khác.

Nhiều người cho rằng người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân bị lừa đảo hơn. Ảnh: Speedkinz/Shutterstock.

Nhiều người cho rằng người cao tuổi dễ trở thành nạn nhân bị lừa đảo hơn. Ảnh: Speedkinz/Shutterstock.

Hội chứng sợ bỏ lỡ

Thông thường, bạn sẽ lo lắng khi để lỡ cơ hội vì cơ hội đó có thể mang lại lợi ích lớn trong tương lai. Do đó theo quy luật khan hiếm, lời chào mời mà chỉ có giá trị trong khoảng thời gian eo hẹp sẽ thu hút chú ý hơn.

Trước nguy cơ mất khả năng làm điều gì đó, nhiều người thường có xu hướng mau chóng hành động để không bỏ lỡ cơ hội. Khi mời chào giao dịch tài chính, kẻ gian thường khẳng định cơ hội này chỉ có giá trị tại thời điểm hiện tại và sẽ qua đi khi chúng cúp máy. Điều này khiến nhiều người cảm thấy không thể bỏ qua cơ hội tốt như vậy.

Vì vậy khi cơ hội tới, bạn nên dành thời gian để rà soát xem những gì được bày trước mắt có xác thực không. Thông thường, chỉ cần dành ra 24 tiếng để suy nghĩ, bạn sẽ có cách nhìn nhận rõ ràng hơn.

Quy luật tương đồng

Bạn có xu hướng yêu quý những người giống mình và vì thế cũng dễ nhận lời làm theo yêu cầu của người mình yêu quý. Sự tương đồng có thể có phạm vi rộng (như cùng thích đầu tư tài chính) hoặc có tính chất thoáng qua (như có cùng đặc điểm cá nhân nào đó).

Lợi dụng điều này, kẻ gian sẽ tìm cách nắm thông tin về con mồi để bắt chước, ví dụ như hỏi ngày sinh rồi nói đó cũng là ngày sinh của chúng. Việc làm này có thể khiến con mồi vô thức yêu quý đối phương hơn và sẽ dễ nhận lời làm theo yêu cầu hơn. Vì thế, bạn cần cảnh giác khi bạn và người đối diện bỗng dưng có nhiều điểm chung.

Nếu dùng riêng rẽ, những đòn tâm lý trên hiếm khi đủ sức thuyết phục người khác có hành động đi ngược lại lợi ích bản thân. Nhưng nếu được sử dụng kết hợp, chúng có thể trở thành bộ công cụ quyền lực của kẻ lừa đảo. Bằng việc nhận thức được những thủ đoạn tâm lý trên, bạn sẽ có khả năng kháng cự và tránh trở thành nạn nhân.

Quốc Đạt (Theo The Conservation)

Xem thêm: lmth.5750324-aul-cam-ed-nab-neihk-oad-aul-ek-auc-yl-mat-nod-5/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 đòn tâm lý của kẻ lừa đảo khiến bạn dễ mắc lừa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools