vĐồng tin tức tài chính 365

Thấy đồng nghiệp làm thì ít, chơi thì nhiều nhưng lại được hưởng lương ngang bằng: Có nên "mách" sếp?

2021-02-03 22:14

Chốn công sở giống như một xã hội thu nhỏ, bạn chọn kiểu mẫu bản thân hướng đến thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến và cuộc sống của bạn.

Thời gian qua, một câu chuyện liên quan đến cách ứng xử chốn công sở được dân tình bàn tán kịch liệt. Một anh nhân viên trong quá trình làm việc thì gặp phải tình huống khá "bất bình" - khi làm việc hết công suất, làm hết việc này lại bị sếp giao thêm việc khác. Còn đồng nghiệp thì cứ đến công ty lại tranh thủ làm việc riêng, nhưng lương thì vẫn lãnh như thường, thậm chí chẳng chênh lệch là bao.

Có lẽ cũng vì uất ức do hành tung của đồng nghiệp như thế nhưng sếp lại không phát hiện, anh thanh niên đã quyết định tham khảo ý kiến từ cộng đồng mạng trong câu chuyện: Liệu có nên "báo cáo" sếp vấn đề này? Và có chắc hiệu nghiệm hay lại phản tác dụng, biến bản thân thành "kẻ xấu" trong mắt đồng nghiệp?

Tất nhiên, bài viết không nhằm lý giải những thắc mắc của anh chàng niên mà thông qua đó, chúng tôi muốn mượn câu chuyện này để thấy rằng: Vấn đề mâu thuẫn khi đi làm là điều khó tránh khỏi, và chắc chắn nó sẽ trầm trọng hơn khi ta nhìn thấy sự thua thiệt về lợi ích của mình so với những đồng nghiệp khác.

Trong những tình huống thế này thì người chịu thiệt thường hành động theo 3 trường hợp như sau:

1- Chấp nhận sự thật phũ phàng và tiếp tục làm việc như bình thường.

2- Vì quá uất ức nên sẽ nghỉ/ nhảy việc để không phải chịu bất công.

3- Và đặc biệt là: "Phốt" hành vi này với sếp rồi chờ một động thái từ ông chủ công ty - Một phương án "hạ sách" mà tôi thật lòng nghĩ chúng ta (và cả người thanh niên trong câu chuyện kể trên) không nên áp dụng.

Bởi lẽ:

Đừng nghĩ: "Sếp không biết, chỉ bạn biết"…

Nhiều người khi đi làm thường mang suy nghĩ "lập công với sếp" và có lẽ, đây cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến nhiều người đam mê soi mói, nói xấu hay thậm chí bóc phốt đồng nghiệp. Khi chỉ cần phát hiện được bất cứ thói hư, tật xấu hay các "drama" nào của đồng nghiệp thì đó dường như là cơ hội để họ gây chú ý, tạo ấn tượng với sếp. Tất nhiên, cần phải khẳng định không có người sếp nào không hay biết, nắm bắt sự tình trong nội bộ doanh nghiệp của mình, có chăng là họ chỉ đang theo dõi, tìm hiểu hoặc vì quá bận mà chưa xem xét, xử lý mà thôi.

Thấy đồng nghiệp làm thì ít, chơi thì nhiều nhưng lại được hưởng lương ngang bằng: Có nên mách sếp?  - Ảnh 1.

Ví như câu chuyện của chàng thanh niên ở trên, tôi tin rằng người sếp biết và thấy rõ hiện thực này vì chỉ cần nhìn vào lượng công việc của hai người đã làm, khi sự chênh lệch giữa một người thì luôn xông pha, hăng hái làm việc - người kia thì chỉ đến và làm đúng những gì được giao.

Việc người sếp không "răn đe" người kia mà trái lại còn trả lương ngang bằng nhau có thể xuất phát từ nhiều yếu tố mà một trong đó nằm ở "tinh thần làm việc" - khi điều này vốn xuất phát từ sự tự giác của bản thân và cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai người trong câu chuyện trên. Đây có lẽ là "quy tắc ngầm" khi làm việc trong môi trường công sở, ở đó nếu ai ham muốn phát triển bản thân thì có thể dấn thân học hỏi nhiều hơn, ngược lại thì chỉ cần hoàn thành những công việc được giao như thỏa thuận. Và như vậy, việc sếp biết và lên tiếng thừa nhận vấn đề này đã không còn quan trọng nữa rồi!

Thay vì "tọc mạch" - Tìm hiểu sự tình đi!

Thực tế, chúng ta đã từng gặp những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa những đồng nghiệp trong tổ chức chỉ vì lý do: Người thì làm ít, kẻ thì làm nhiều. Thế nhưng, đến lúc được mọi người giảng hòa thì mới vỡ lẽ: Do hoàn cảnh (background) của mỗi người quá khác nhau nên từ đó việc xử sự, phong cách làm việc trong công ty cũng khác - Khi người thì vì câu chuyện "cơm áo gạo tiền" nên lúc nào cũng hăng say làm thêm; nhưng người thì vì vướng bận gia đình, cuộc sống mà lại phải đi trễ, về sớm.

Nói vậy để thấy, trước khi chúng ta chỉ trích, phán xét hoặc phốt một đồng nghiệp nào đó với sếp, chúng ta nên thẳng thắn đặt vấn đề và trao đổi với họ về khúc mắc này. Nếu quả thật họ vì hoàn cảnh riêng thì ta lại làm được 1 việc tốt khi vừa giúp họ giãi bày được tâm sự, vừa giúp họ tìm ra phương hướng để xử lý công việc tốt hơn. Ngược lại, nếu đó là sở thích hoặc phong cách làm việc của họ, câu chuyện bóc phốt đồng nghiệp cũng tự khắc tan biến vì đó là lựa chọn của họ, điều chúng ta cần làm là tôn trọng thay vì cố gắng thay đổi quan điểm đó.

Mặt khác, việc tố cáo lợi thì không có, mà hại thì hiện hữu như ban ngày. Đặc biệt khi câu chuyện "mách lẻo" đồng nghiệp với sếp bị lộ ra ngoài trong khi ta chưa hiểu rõ sự tình, thủ hỏi, tình đồng nghiệp làm sao không rạn nứt?

Thấy đồng nghiệp làm thì ít, chơi thì nhiều nhưng lại được hưởng lương ngang bằng: Có nên mách sếp?  - Ảnh 2.

Hãy nhớ, sự đố kỵ là thanh chắn cản trở sự phát triển của ta!

Tất nhiên, nếu rơi vào những trường hợp như trên thì những luồng suy nghĩ như: "Hay mình bớt chăm chỉ, tích cực lại nhỉ", "Sếp bất công với mình thì mình cũng trả đũa sếp bằng cách làm đúng phần việc của mình",... có thể sẽ hiện hữu trong mớ cảm xúc tức giận của chúng ta. Nhưng quả thật việc ta tương quan thiệt - hơn với đồng nghiệp trong câu chuyện kể trên là điều không nên vì vừa gây ức chế cho bản thân, vừa khiến những suy nghĩ tiêu cực cản trở động lực phát triển của mình.

Thử nghĩ mà xem, có thể về mặt phúc lợi thì ta và người đồng nghiệp làm việc không nghiêm túc đó nhận ngang bằng nhau, nhưng kinh nghiệm và kiến thức mà ta học hỏi được nhờ sự chuyên cần, tận tâm trong công việc lại là những "lợi nhuận" vô giá mà ta cần tích lũy trong những ngày vẫn cần phát triển, cần hoàn thiện bản thân của mình. Lẽ vậy, hãy cứ phấn đấu, đừng để những tiêu cực này chôn vùi động lực của ta, mọi người nhé!

Thấy đồng nghiệp làm thì ít, chơi thì nhiều nhưng lại được hưởng lương ngang bằng: Có nên mách sếp?  - Ảnh 3.

Quả thật câu chuyện phốt thói xấu của đồng nghiệp để sếp biết quả thật lợi bất cập hại. Lẽ vậy, nếu lỡ có rơi vào tình huống oái ăm như vậy thì chúng ta chỉ nên dừng ở câu chuyện: "Ngẫm thôi, đừng thử"!

Theo Châu Phong - Design: Huyền Trang

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Xem thêm: nhc.25880301230201202-pes-hcam-nen-oc-gnab-gnagn-gnoul-gnouh-coud-ial-gnuhn-ueihn-iht-iohc-ti-iht-mal-peihgn-gnod-yaht/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thấy đồng nghiệp làm thì ít, chơi thì nhiều nhưng lại được hưởng lương ngang bằng: Có nên "mách" sếp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools