Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đeo khẩu trang khi rời dinh Thủ tướng ở London ngày 3-2-2021 - Ảnh: AP
Các nước châu Âu khác đã chỉ trích quyết định trên của Anh là rủi ro, nhưng ông Hancock ngày 3-2 nói nghiên cứu mới đã "củng cố chiến lược chúng tôi đang thực hiện và chứng minh với thế giới là vắc xin Oxford hoạt động hiệu quả".
Quan chức cấp cao của hãng AstraZeneca là Mene Pangalos cho biết không có bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hay cần phải nhập viện điều trị sau 3 tuần kể từ khi tiêm liều vắc xin đầu tiên và hiệu quả dường như kéo dài đến 12 tuần sau liều đầu tiên.
Nghiên cứu chưa được bình duyệt và không đề cập đến liều lượng của vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer - BioNTech, theo Hãng tin AP.
Hiện nay Vương quốc Anh cũng đang sử dụng vắc xin của Pfizer - BioNTech trong tiêm ngừa COVID-19. Pfizer đã khuyến cáo nên tiêm mũi thứ hai cách mũi đầu 21 ngày và chưa đồng ý quyết định của Vương quốc Anh về việc kéo dài thời gian giữa 2 liều tiêm.
Dù vậy, các quan chức Vương quốc Anh, đang chịu áp lực phải biện minh cho quyết định trì hoãn tiêm liều thứ hai, đã chào đón kết quả nghiên cứu của ĐH Oxford. "Việc giảm lây nhiễm cũng như thực tế không có ca nhập viện là tin rất tốt. Và điều đó hỗ trợ cho chiến lược giãn cách 12 tuần giữa các liều của chúng tôi" - Bộ trưởng Hancock nói với Đài Sky News.
Vương quốc Anh hiện là nước bùng phát dịch COVID-19 nguy hiểm nhất châu Âu, đặc biệt khi có biến thể mới của virus corona có khả năng lây lan nhanh hơn đến 70%. Với hơn 108.000 ca tử vong, vương quốc Anh đang trong đợt phong tỏa toàn quốc thứ ba để ngăn virus lây lan.
Chính vì vậy, các quan chức Vương quốc Anh muốn kéo dài khoảng cách giữa 2 mũi tiêm để có thể tiêm vắc xin và bảo vệ nhiều người hơn nữa. Cho đến nay, khoảng 10 triệu người Anh đã tiêm mũi đầu tiên, bao gồm phần lớn là những người cao tuổi và những người sống trong viện dưỡng lão.
Bộ trưởng Hancock đưa ra quan điểm trên sau khi ĐH Oxford công bố một nghiên cứu cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 do họ phát triển cùng hãng AstraZeneca có khả năng làm giảm mức độ lây nhiễm tới gần 2/3.
TTO - Nữ hoàng Elizabeth II, Thủ tướng Boris Johnson và thậm chí cả Nhà Trắng cùng nhiều người dân bình thường của nước Anh đã thể hiện sự đau buồn, rơi lệ trước sự ra đi của “Đại úy Tom Moore”, người quyên góp được hơn 30 triệu bảng để chống dịch.
Xem thêm: mth.19045420140201202-no-nav-naut-3-auq-iah-uht-nix-cav-ueil-meit-mahc-hnim-gnuhc-hna/nv.ertiout