Đài truyền hình CNN (Mỹ), dẫn trường hợp nghị sĩ Mỹ Stephen Lynch, ông này đã tiêm đủ hai liều vaccine Pfizer/Biontech nhưng sau đó xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 . Các chuyên gia đã đưa ra những lý do giải thích cho hiện tượng này.
Độ trễ giữa tiêm chủng và tạo kháng thể
Lí do đầu tiên là có độ trễ giữa thời điểm tiêm chủng cho đến khi cơ thể sản sinh kháng thể bảo vệ khỏi virus. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), cần vài ngày tới vài tuần để vaccine phát huy hiệu quả. Do đó, người vừa tiêm vaccine có thể vẫn dương tính vì vaccine chưa kịp làm cơ thể sinh kháng thể. Với vaccine Pfizer, sau 14 ngày, mũi đầu tiên mới có hiệu quả ngừa bệnh khoảng 52%.
Tiêm vaccine không ngăn bệnh hoàn toàn
Lí do thứ hai là tiêm vaccine không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Người đã tiêm chủng vẫn có thể xét nghiệm dương tính vì vaccine không hiệu quả 100%. Trong thử nghiệm lâm sàng, những vaccine có hiệu quả cao nhất như Pfizer cũng chỉ đạt hiệu quả 95% trong phòng ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai mũi.
Tiến sĩ William Schaffner - Đại học Vanderbilt, Mỹ nói: "Chưa có thông tin rõ ràng về việc các loại vaccine có hoàn toàn ngăn ngừa được virus xâm nhập vào cơ thể và không làm phát sinh triệu chứng hay không".
Đã mắc COVID-19 trước khi tiêm vaccine
Một giả thiết khác đối với các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn xét nghiệm dương tính là do vaccine không bảo vệ được người đã mắc COVID-19 từ trước khi tiêm. Điều này đã xảy ra với một số nhân viên y tế trong nghiên cứu do CDC công bố hồi đầu tuần.
Nguy cơ từ biến chủng mới
Nguyên nhân cuối cùng được cho là do ẩn số từ các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại một số biến chủng virus có thể khiến vaccine không có tác dụng như kỳ vọng. Các nhà sản xuất vaccine COVID-19 cũng đang nỗ lực nâng cấp vaccine để phòng cả các chủng mới xuất hiện.
Quang Duy
VTV
Xem thêm: nhc.11282004140201202-2-voc-sras-iov-hnit-gnoud-nav-eniccav-meit-oas-iv/nv.zibefac