vĐồng tin tức tài chính 365

Cách chống DDoS cho server bảo vệ website và hệ thống doanh nghiệp

2021-02-04 17:56

Với mỗi bước đi bước vào kỷ nguyên số, tấn công mạng mỗi ngày lại đe dọa nhiều hơn. Trong đó tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được sử dụng khá phổ biến vì rất dễ dàng để triển khai nhưng lại gây những thiệt hại tức thì, nghiêm trọng và dài lâu.

Khái niệm về DDoS và những hậu quả khó khắc phục

DDoS là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán dẫn đến việc người dùng không thể sử dụng hay kết nối đến một dịch vụ internet nào đó. Hoặc DDoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng LAN nội bộ hoặc thậm chí là cả một hệ thống mạng.

Hacker thường thực hiện tấn công DDoS bằng cách “chiếm” các máy tính không được bảo vệ và cài đặt phần mềm độc hại lên đó. Thủ phạm sử dụng hàng trăm nghìn máy tính bị chiếm quyền này để nhắm mục tiêu vào một website hoặc một ứng dụng dạng web, “nhấn chìm” mục tiêu với lượng truy cập khổng lồ và gây ra tình trạng không thể truy cập được.

Tấn công DDoS thường nhắm vào hệ thống của các tổ chức lớn như chính phủ, ngân hàng, các trang thương mại điện tử, trang tin trực tuyến…, tấn công đối thủ khi cạnh tranh không lành mạnh.

Tất nhiên, việc phòng tránh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều trong những tình huống như thế này. Vậy đâu là những cách hiệu quả nhất?

Sử dụng dịch vụ Anti DDoS

Tấn công DDoS hiện ảnh hưởng đến hàng triệu website trên toàn thế giới, Việt Nam thường xuyên “góp mặt” trong top 10 những quốc gia có tỷ lệ tấn công cao nhất.

Sử dụng Anti-DDoS là một trong những giải pháp phòng chống tấn công từ chối dịch vụ cho website hiệu quả. Được BizFly Cloud phát triển, BizFly Anti-DDoS đã giúp phòng chống tấn công DDos cho hàng nghìn website với nhiều trang thuộc top đầu lượng truy cập ở Việt Nam như CafeF, Kênh 14, GenK, Tuổi trẻ, Afamily…

Sử dụng CDN - Mạng phân phối nội dung

Bên cạnh việc là giải pháp giúp tăng tốc website và giảm tải server tối ưu, CDN còn là một giải pháp giúp chống DDoS hiệu quả.

BizFly CDN giúp ẩn địa chỉ IP của server trước những cuộc dò tìm của hacker. Nhờ sở hữu một mạng lưới nhiều máy chủ ở khắp mọi nơi nên địa chỉ IP truy cập sẽ phân tán và khác nhau giữa các máy chủ. Do đó, hacker sẽ không thể biết được đâu là địa chỉ IP của server gốc.

Đồng thời CDN làm giảm sức tấn công bằng cách phân tán lưu lượng gửi đến máy chủ gốc qua nhiều điểm trên mạng lưới máy chủ. Thay vì để một máy chủ bị quá tải, mỗi máy chủ trong CDN có thể chia nhau xử lý một lượng nhỏ lưu lượng truy cập.

Ngoài ra, còn có một số phương thức khác như thiết lập tường lửa và giới hạn lưu lượng truy cập. Tuy nhiên, các giải pháp này cần thực hiện thủ công và theo dõi để cập nhật hoặc điều chỉnh thường xuyên. Trong khi đó sử dụng Anti DDoS hay CDN cho phép thực hiện các bảo vệ hoàn toàn tự động giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức mà vẫn bảo đảm an toàn 24/7.

Xem thêm: odl.073778-peihgn-hnaod-gnoht-eh-av-etisbew-ev-oab-revres-ohc-sodd-gnohc-hcac/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách chống DDoS cho server bảo vệ website và hệ thống doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools