- Không đeo khẩu trang bị mời không được vào phố đi bộ
- Ai không đeo khẩu trang nhất định không cho vào phố đi bộ
- Hà Nội dừng các hoạt động lễ hội, giải tỏa quán nước vỉa hè
Chiều 4/2, Văn phòng UBND TP Hà Nội có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch, Trưởng BCĐ chống dịch COVID-19 Hà Nội Chử Xuân Dũng tại cuộc họp trước đó.
Theo đó, Phó Chủ tịch Hà Nội cho hay, 21 ca mắc COVID-19 của Hà Nội đến nay đều đã xác định được nguồn lây và có nguồn gốc liên quan tới hai ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh.
Chủng virus lần này có tốc độ lây lan nhanh, thời gian khởi phát bệnh ngắn, chu kỳ lây cũng rút ngắn từ 3-4 ngày. Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 nhiều hơn, đã có trường hợp F2 chuyển thành F0.
Các trường hợp mắc trong cộng đồng tại Hà Nội thời gian qua có lịch trình đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, nhiều địa phương. Vì vậy, nhận định trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới ngoài cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Hà Nội tạm dừng phố đi bộ quanh hồ Gươm từ 5/2 |
Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã ngay sau khi nhận được thông tin về các ca nhiễm COVID - 19 trên địa bàn, triển khai ngay công tác truy vết các trường hợp F1, F2.
Đối với các trường hợp đã xác định F1 chuyển sang F0, chậm nhất sau 4 tiếng phải gửi mẫu xét nghiệm COVID- 19 của các trường hợp F1 (trước đó là F2) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, đồng thời triển khai công tác cách ly F1, F2 theo quy định (F1 cách ly tập trung, F2 cách ly tại gia đình có sự quản lý của địa phương). Trường hợp chậm trễ, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND TP.
Hà Nội sẽ mở rộng diện xét nghiệm ở một số vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, theo chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố. Bên cạnh đó, ông Dũng yêu cầu thực hiện nghiêm việc xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Cần xử phạt mức cao nhất đối với người vi phạm trên phương tiện giao thông công cộng, trong thang máy tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư và người phục vụ, bán hàng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán nước vỉa hè (đây là những nơi có nguy cơ lây nhiễm rất cao).
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng nếu vi phạm cần thông tin đến cơ quan, nơi làm việc; đối với người dân nếu vi phạm, thông tin đến chính quyền cơ sở, nơi cư trú.
UBND TP Hà Nội cũng đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc tạm dừng hoạt động phố đi bộ, từ ngày 5/2/2021 cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP.
UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Y tế chỉ đạo CDC Hà Nội phối hợp đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác xét nghiệm được giao.
Trả kết quả xét nghiệm F1, trong thời gian chậm nhất là sau 6 tiếng kể từ khi nhận được mẫu xét nghiệm từ các đơn vị gửi đến.
Trường hợp chậm trễ, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND TP (thực hiện công thức 4 - 6: 4 giờ lấy mẫu F1 và bàn giao cho CDC, 6 giờ CDC TP trả kết quả xét nghiệm F1).
Với Sở GTVT Hà Nội, hạn chế việc vận chuyển hành khách trên phương tiện giao thông công cộng.
Cụ thể, xe chở khách không chở vượt quá 50% số người theo thiết kế của nhà sản xuất và không quá 20 người đối với tất cả các loại xe.
Chủ động điều phối phương tiện giao thông công cộng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu.
Xem thêm: /201036-2-5-yagn-ut-mouG-oh-hnauq-ob-id-ohp-gnud-mat-ioN-aH/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac