vĐồng tin tức tài chính 365

Xuân này không qua mẹ

2021-02-05 11:21

Với nước Mỹ, xứ sở của những điều lạ thường, "bình thường mới" đang dần trở thành tên gọi cũ, bình thường. Vắcxin đã đến gần với người dân hơn, nhưng COVID-19 còn đến gần chúng tôi hơn nữa, giữa những ngày năm hết tết đến này. Nên cứ phải cẩn trọng, đeo một lúc 2 khẩu trang từ khi có COVID-19 chủng mới.

Vợ chồng người bạn mời nhà chúng tôi dự đám giỗ cha, kết hợp tất niên, mà đành từ chối. Vì ngoài tôi làm việc tại nhà, 3 người còn lại đều làm các việc có tiếp xúc với khách hàng, nên tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhau.

Vợ chồng cô em bạn dì của chúng tôi chuẩn bị đón hai vợ chồng người anh chị bà con thâm tình từ tiểu bang xa lâu ngày gặp lại, có việc kết hợp đến thăm nhà dịp tết này. Và kế hoạch ăn tết năm nay của họ đang giống như thời chiến, chưa bao giờ xảy ra giữa thời bình.

Cặp đôi kia lên máy bay với 2 giấy chứng nhận đã xét nghiệm COVID-19. Ở nhà vợ chồng cô em thì cô con gái đang trong thời gian cách ly chưa xong, vì cô bạn học nhóm báo lại là đã bị nhiễm COVID-19. Không gian trong nhà dịp tết này hẳn có 3 phòng cách ly, chưa rõ ăn uống ra sao. Do làm ở tiệm, để tránh nguy cơ cho khách và có thể dẫn đến đóng cửa tiệm nếu lây cho họ, cô em phải chủ động nghỉ làm dịp này. Nấu ăn ngon, cô định bụng nấu vài món mang qua cho cha mẹ đang ở với người chị cách đó mười phút lái xe. Nhưng "nhà đang yên, đừng có qua, đừng nấu gì hết".

Tình cảnh tương tự như câu bông lơn trên mạng xã hội "Nhà đang yên, con đừng về" đã được thấy trong cuộc sống lúc này. Thế là đồ ăn nấu đem qua để trước cửa, chị gọi quay lại đem về. Đồ cúng với chè trôi nước, thèo lèo cháu chở qua cũng đem cả về.

Ăn tết với anh chị, hay với cha mẹ, phải chọn một. Thôi thì năm nào cũng sum vầy, nay ăn tết với anh chị ở xa tới, 2 tuần sau hết giãn cách ăn tết muộn với cha mẹ vào rằm tháng giêng vậy.

Làm sao mà phải kỹ thế? Nhà này đã có trải nghiệm đau đớn giữa năm ngoái: mẹ chồng ra đi vì COVID-19, không ai được thấy mặt, không được tổ chức tang lễ. Mẹ chỉ còn trong hũ tro, được nhận mười ngày sau đó.

Những dòng này tôi tỉ mẩn gõ dở dang trên điện thoại ngoài bãi đậu xe của bệnh viện. Trong khuôn viên cách đó 200m, vợ tôi đang chờ mẹ mình vừa chích ngừa COVID-19 xong và đang ngồi chờ bắt buộc 20 phút để theo dõi phản ứng phụ. Chỉ có người đi chích được vào. Một hàng dài những người trên 65 tuổi.

Với chúng tôi, tết năm nay hẳn là tết ai cũng sẽ thấy: không đến nhà nhau. Tết facetime, tết online. Tất cả vì an toàn, an toàn cho mình và an toàn cho người khác.

Ai ra đi cũng mang theo quê nhà trong mình, và những lúc giao thời như hiện giờ hẳn là lúc ai cũng chạnh nhớ nhà, nhất là khi thân thuộc quây quần. Các câu chuyện thường được dẫn vào với "hồi đó", "ngày xưa"... đều là các ý xoay quanh "nhà", "ở nhà mình", nhất là nhà trong tâm tưởng, nhất là lúc chung rượu xoay vòng, mùi nhang dâng lên cay mắt cay miệng, và chùng lòng...

Xa quê, ai cũng nhớ nhà. Dù người mình đâu đâu năm nay dường như cũng y như nhau, thứ bình yên bồn chồn. Tết càng bồn chồn hơn, nhớ quê nhà bên kia bờ đại dương. Giữa những ngày như thế này mới thấy cái tết bình thường như mọi năm qua, cái tết an toàn, quý giá biết bao nhiêu.

Còn xuân này cô em tôi không qua nhà mẹ, tôi thì mất mẹ còn cha. Mà xuân này, cha ơi, con cũng không về...

TP.HCM có trên 209.000 công nhân không về quê ăn tếtTP.HCM có trên 209.000 công nhân không về quê ăn tết

TTO - 76% công nhân không về quê đón tết vì dịch COVID-19, tương đương 209.000 người.

Xem thêm: mth.48323957050201202-em-auq-gnohk-yan-naux/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuân này không qua mẹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools