Thông thường, giai đoạn này trong năm luôn là mùa cao điểm của các cửa hàng bán đồ trang trí tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, trải qua mùa dịch COVID-19 hồi năm 2020, tới Tết năm nay, các cửa hàng đã trở nên vắng vẻ hơn khá nhiều.
"Tình hình năm nay khó khăn hơn, vì nhiều nơi như trung tâm thương mại hay khu vui chơi giải trí chưa vận hành bình thường trở lại, nhu cầu mua đồ trang trí ít đi. Tôi chưa bao giờ gặp tình trạng này trong 20 năm kinh doanh. Nếu mọi thứ không sớm ổn định, có lẽ tôi phải tính tới việc đóng cửa", bà Gong Linhua, chủ một cửa hàng, cho biết.
Tết năm nay, các cửa hàng bán đồ trang trí tại Trung Quốc trở nên vắng vẻ hơn. (Ảnh minh họa: Bloomberg)
Đây cũng là câu chuyện chung của các nhà bán lẻ tại nhiều nước châu Á dịp Tết Nguyên đán này. Tại Singapore, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dự báo doanh thu có thể mất từ 30 - 50% so với các mùa Tết trước.
Nhằm giữ chân khách hàng, nhiều chương trình khuyến mại đã được giới bán lẻ mở ra, chẳng hạn như ở Hàn Quốc, nhiều chợ truyền thống đồng loạt giảm giá các mặt hàng Tết lên tới 50% dịp Tết này.
Một hướng đi khác được nhiều thương hiệu bán thực phẩm truyền thống tại Trung Quốc lựa chọn đó là bắt tay với những nền tảng trực tuyến như Meituan hay Ele.me, cung cấp các bữa ăn chuẩn bị và đóng gói sẵn.
Nhiều chương trình khuyến mại đã được giới bán lẻ tung ra nhằm giữ chân khách hàng. (Ảnh minh họa: Xinhua)
"Tôi sẽ ở lại Bắc Kinh dịp Tết này. Tôi đã cùng 3 người bạn nữa đặt một bữa ăn tất niên 699 Nhân dân tệ cho đêm giao thừa này", một cư dân Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ.
Hình thức dịch vụ này rất phù hợp với nhu cầu của các khách hàng trẻ trong dịp Tết giúp các thương hiệu truyền thống kỳ vọng có thể phần nào bù đắp được việc mua sắm trực tiếp giảm sút trong mùa lễ hội này.
VTV.vn - Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, các hãng bán lẻ truyền thống Mỹ đang cố gắng để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua trực tuyến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!