vĐồng tin tức tài chính 365

CEO MoneyCat: 'Kinh doanh là một phần quan trọng của văn hóa Việt'

2021-02-09 19:36

CEO MoneyCat: 'Kinh doanh là một phần quan trọng của văn hóa Việt'

Khôi Khang

(TBKTSG Online) - Đến từ nước Nga xa xôi, bà Natalia Kovalenko, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lendtop, nhà phát triển nền tảng dịch vụ trực tuyến MoneyCat, cho biết đây là năm thứ hai liên tiếp bà được tận hưởng không khí Tết Việt Nam. Trước thêm năm mới, bà chia sẻ về những cảm nhận về đất nước, văn hóa và người lao động Việt cũng như những cơ hội kinh doanh của MoneyCat, một dịch vụ còn khá mới mẻ ở thị trường trong nước hiện nay.

Bà Natalia Kovalenko, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lendtop, nhà phát triển nền tảng dịch vụ trực tuyến MoneyCat.

TBKTSG Online: Từ nước Nga bà đã đến Việt Nam như thế nào?

Bà Natalia Kovalenko: Tôi chuyển đến Việt Nam cách đây hai năm và Tết Tân Sửu này là năm thứ hai liên tiếp tôi được tận hưởng văn hóa ăn Tết Việt. Trên thực tế, 13 năm trước đó, tôi đã đến Việt Nam để nghỉ dưỡng. Tôi thật sự thích văn hóa, địa lý và đặc điểm kinh tế của đất nước với gần 100 triệu dân này. Trong tôi, Việt Nam là quốc gia của những cơ hội tuyệt vời. Tôi biết ơn số phận cho sự trải nghiệm vô giá mà tôi nhận được khi sống ở đây.

Việt Nam mà tôi thấy 13 năm trước rất khác với hiện tại. Khi đó, tôi nhận thấy TPHCM đang trong thời kỳ chuyển đổi và thành phố này gợi nhớ về nước Nga những năm 90. Kiến trúc và logistic của thành phố chưa được cân nhắc tính toán đầy đủ, nhưng ngay cả khi đó thành phố đã rất nổi bật với sự năng động của mình. Nếu như đặt trong sự tương đồng với Nga, so sánh với Saint-Petersburg và Moscow, thì TPHCM chính là Moscow, thành phố của kinh doanh và sự chuyển động. Hà Nội giống như Saint-Petersburg - là thủ đô phía Bắc, một thành phố tri thức không vội vã. 

Với bất kỳ quốc gia nào thì con người cũng là điều quan trọng hơn cả. Bà đã vượt qua sự khác biệt văn hóa về tâm tính như thế nào?

Sự chăm chỉ siêng năng của người Việt Nam đã khiến tôi thực sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Người Việt Nam rất năng động và dám nghĩ dám làm. Điều này có thể thấy rất rõ thậm chí ngay cả khi bước ra ngoài phố.

Nước Mỹ có Phố Wall - con phố tập trung những gã khổng lồ của thế giới về tài chính. Còn ở Việt Nam, bất cứ con phố nào cũng gần như luôn là một bài thánh ca về tinh thần kinh doanh cá nhân. Trên một con phố bình thường, hầu hết mọi nhu cầu của bạn về những mặt hàng và sản phẩm đơn giản đều được đáp ứng. Điều này thực sự rất truyền cảm hứng và tạo động lực. Tôi chưa từng thấy những con người ở đây mà chỉ ngồi và không làm gì cả.

Thậm chí nếu so sánh lịch làm việc, ở Nga hay Ukraine là 40 giờ, còn ở Việt Nam là 48 giờ làm việc một tuần.
Tại Nga, rất nhiều người có thể sống rất tồi tệ trong nhiều năm và nói rằng họ không thể thay đổi điều đó. Ở Việt Nam, không có từ “không thể”. Nếu một người nhìn thấy một cơ hội nào đó để kiếm tiền và khiến cho cuộc sống của mình tốt hơn, anh ta chắc chắn sẽ sử dụng nó. Đúng là không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng họ luôn có năng lượng và tinh thần đưa ra quyết định nhanh chóng và tìm kiếm lối thoát. Đây là một điều rất ấn tượng. Và sự năng động tự nhiên hoặc là mang tính lịch sử của những con người ở đây đã làm biến đổi thế giới xung quanh và tạo ra lối sống đặc biệt riêng ở Việt Nam.

Và bà thấy sự khác biệt này như thế nào?

Tất nhiên tôi đã được cảnh báo trước rằng Nga và Việt Nam rất khác nhau về khía cạnh đặc điểm văn hóa quốc gia. Tôi đã chuẩn bị tinh thần trước đối với những vấn đề do hiểu lầm và khác biệt văn hóa. Nhưng trên thực tế thì tôi thấy đặc điểm tâm lý của tôi khó hiểu đối với người Việt Nam hơn là đặc điểm tâm lý của họ đối với tôi. Tại đây, mọi người rất thân thiện, họ thường cố gắng không để xảy ra xung đột, và cố gắng giúp đỡ nhiều nhất có thể trong khả năng của mình. Tôi nghĩ người Việt Nam có lẽ thấy giật mình với tâm lý của những người nước ngoài đến đây.

Bà có thể nêu ví dụ? 

Đối với tôi, làm việc vào ngày nghỉ hoặc cuối tuần là một phần của thói quen công việc, nhưng ở đây ban đầu tôi hầu như không thể liên lạc được với nhân viên của mình sau 6 giờ tối. Sau này tôi nhận ra rằng, hầu hết mọi người đều tạo dựng cuộc sống của họ theo những cách khác nhau, một số người làm việc phụ giúp gia đình ngoài giờ hành chính, một số khác dành thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, gặp gỡ bạn bè. Đây thực sự là khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.

 

 

Với bà có sự khác biệt lớn nào xảy ra khi tương tác với nhân viên? 

Tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam, mọi người rất quan tâm đến ý kiến của lãnh đạo, có tinh thần trách nhiệm, mức độ thực thi cao và mong muốn hỗ trợ một cách rất nhiệt tình. Ví dụ, tôi giao một nhiệm vụ cho một người, nếu anh ta hiểu biết về nó, anh ta sẽ thực hiện. Nếu anh ta không hiểu đúng nhiệm vụ, anh ta sẽ làm sai, nhưng nhiệm vụ sẽ không bị bỏ qua và quên lãng. Điều quan trọng là một người sẽ làm tối đa những gì mà anh ta có thể làm tại thời điểm hiện tại. Tại đây có tinh thần nhận nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm rất cao. Điều này rất có giá trị đối với mối quan hệ giữa con người và cho việc kinh doanh.

Có khoảnh khắc hài hước nào liên quan đến sự khác biệt trong thói quen không?

Ồ có, đó là giấc ngủ trưa của người Việt. Lúc đầu, tôi không biết về đặc điểm này, và bởi vậy có lẽ ban đầu tôi đã làm các đồng nghiệp buồn cười bởi phản ứng của mình đối với những người ngủ trưa. Vào một trong những ngày đầu tiên làm việc tại Việt Nam, tôi bước vào văn phòng, và có ... một người đang nằm trên bàn, đắp một chiếc áo. Tôi đã bị hú hồn. Còn xung quanh mọi người vẫn ngồi bình thường, ai làm việc nấy. Tôi bắt đầu nói với họ: “Nhìn kìa, nhìn kìa có người bị làm sao ấy”. Tôi nghĩ rằng, mọi người không để ý thấy nhưng họ nhìn tôi và nói: “Không sao đâu.” Tôi nói:  “Có chuyện gì đã xảy ra với anh ấy?”. Họ trả lời: “Anh ấy chỉ mệt thôi”. Tôi đến gần và cố gắng đánh thức người đó. Người đó tự thức dậy và nhìn tôi một cách ngạc nhiên. Nói chung, rất lâu sau đó, tôi vẫn cố gắng đánh thức mọi người và hỏi xem họ có cần gọi cấp cứu không.

Bà đã ở Việt Nam được hai năm. Việt Nam đã mang lại cho cá nhân bà điều gì?

Tôi đã trở nên kiên nhẫn hơn. Vẫn có sự khác biệt về ngôn ngữ ở đây, khi bạn đặt ra những nhiệm vụ và cần phải thực hiện một cách chi tiết và cụ thể hơn chứ không phải làm một cách nhanh chóng như tôi đã làm trước đây.
Có lẽ chỉ sang năm thứ hai, tôi mới bắt đầu hiểu Việt Nam. Bởi lẽ, người Việt Nam là những người niềm nở và thường cố gắng giúp đỡ mà nhận thiệt về mình.

Ví dụ, tôi nhờ một đồng nghiệp làm gì đó, và người đó đang ăn trưa, nhưng anh ta vẫn đồng ý, bởi vì anh ấy không thể từ chối lãnh đạo. Và đằng sau những nụ cười ấy, ở khắp mọi nơi, tôi không hiểu ngay được rằng một người, do đặc điểm văn hóa và giáo dục của mình, không thể nói lời từ chối với tôi, chứ không phải là làm việc đó bây giờ thuận tiện đối với anh ta.

Bởi lẽ đó, chỉ đến năm thứ hai sống ở đây, tôi mới nghiên cứu và bắt đầu phân biệt được những gam màu như vậy. Vâng, và điều quan trọng nhất mà Việt Nam mang lại cho tôi là sự thấu hiểu về giá trị cuộc sống tại đây và bây giờ, tôi bắt đầu quan tâm hơn đến gia đình và con cái của mình.

Việc chuyển đến Việt Nam đã ảnh hưởng đến gia đình bà như thế nào?

Chồng tôi làm việc ở Nga, anh ấy không thể sống ở đây liên tục được, nhưng anh ấy thường xuyên đến thăm chúng tôi (trước khi Covid-19 bắt đầu). Giờ đây, chúng tôi cũng như bao cặp đôi trên thế giới cách xa nhau hàng nghìn km. Các con của tôi ở với tôi tại đây, con trai tôi 8 tuổi, con gái 5 tuổi. Lúc đầu, thực sự rất khó khăn đối với bọn trẻ, chúng không biết ngôn ngữ và toàn bộ vòng tròn giao tiếp của chúng ở lại nước Nga. Nhưng Việt Nam là một đất nước thân thiện đến lạ thường, đặc biệt là với trẻ em. Bây giờ bọn trẻ con nhà tôi đến trường học, đi mẫu giáo, chúng có nhiều bạn bè. Và tôi biết ơn số phận bởi ở độ tuổi nhỏ như vậy bọn trẻ con đã có thể nhìn thấy và tiếp thu một nền văn hóa khác và hòa nhập nền văn hóa này vào bản thân và cuộc sống của chúng.

Khi sống ở đây, tôi và các con của tôi cố gắng không chỉ tiếp nhận với một lòng biết ơn tất cả những gì Việt Nam mang lại cho chúng tôi, mà còn để chia sẻ truyền thống và văn hóa của đất nước chúng tôi. Đây là một sự cân bằng quan trọng không chỉ nhận về mà còn cho đi. Vì vậy, kết thúc câu trả lời cho câu hỏi của bạn, tôi sẽ nói rằng gia đình tôi rất thích sống ở Việt Nam. Trước đại dịch Covid-19, chúng tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi trong cả nước, và tất nhiên Việt Nam hoàn toàn mê hoặc mọi người bởi những cảnh quan, sự tương phản và những vùng miền với thiên nhiên tuyệt đẹp.

Có điều gì mà bà không thích hoặc chưa hài lòng?

Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước vô cùng xinh đẹp, giàu có với những con người tuyệt vời, chỉ có điều một số người vẫn chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên mà thôi.

Còn bây giờ là về công việc kinh doanh. Nơi nào bà làm việc thấy thú vị hơn?

Việt nam đã đi trước Nga rất nhiều về khía cạnh phát triển kinh doanh. Tại đây theo lịch sử, các doanh nghiệp nhỏ chiếm phần lớn thị trường. Mà sáng kiến tư nhân phát triển là động lực của bất kỳ nền kinh tế nào. Tại đất nước này có rất nhiều người tự kinh doanh cho mình và gia đình. Và tôi biết rằng nhiều người trong văn phòng của chúng tôi đồng thời vẫn làm công việc kinh doanh của cá nhân hoặc gia đình của họ. Điều này thật ấn tượng. Và, tất nhiên, nó để lại dấu ấn trên môi trường kinh doanh.

Ở Việt Nam, mức độ yêu cầu khai báo đối với doanh nhân dễ dàng hơn nhiều, các loại thuế cũng thấp hơn đáng kể so với ở các nước khác. Từ quan điểm quản lý nhà nước, tất cả những điều này được suy tính và tổ chức rất tốt.

Sản phẩm của công ty bà có nhu cầu như thế nào ở Việt Nam?

Sản phẩm này có nhu cầu thị trường rất lớn. Về khía cạnh thị trường kỹ thuật số, Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Đúng là ở đây có rất nhiều ngân hàng, nhưng các sản phẩm và điều kiện mà họ đưa ra chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân. Đất nước rất rộng lớn, chi nhánh ngân hàng không có ở khắp mọi nơi. Như tôi đã nói, phần lớn người Việt là tự kinh doanh. Đây là những người hàng ngày tạo ra các dòng sản phẩm và dịch vụ. Và họ cần tiền mỗi ngày. Ví dụ như mua thực phẩm để bán. Và họ không phải là những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng.

Vì họ không phải là nhân viên văn phòng nên họ không thể chứng minh được thu nhập thường xuyên của mình, thu nhập của họ thường phụ thuộc vào thời vụ, vào địa điểm họ kinh doanh. Đặc biệt là những thứ di chuyển: quán cà phê hay các điểm bán di động. Đây là những khách hàng không mong muốn của các ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đối với những khoản vay nhỏ cho thời hạn ngắn.

Vì vậy, các sản phẩm của chúng tôi có nhu cầu thị trường. Chúng tôi cố gắng chú ý đến những gì khách hàng nói trên, cách họ nói về nhu cầu của họ, những sản phẩm mà họ cần. Những cánh cửa của chúng tôi luôn luôn mở. Khách hàng đến văn phòng của chúng tôi, và chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp, lắng nghe mọi người, để hiểu xem những điều gì chúng tôi có thể làm tốt hơn. Phản hồi mà chúng tôi nhận được từ khách hàng chúng tôi cố gắng nhanh chóng chuyển đổi vào các sản phẩm và dịch vụ mới.

Nhân dịp Tết đến, bà có muốn chia sẻ điều gì không?

Vâng, tôi muốn gửi lời chúc tất cả mọi người Việt Nam mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều cơ hội mới trong năm 2021.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm: lmth.-teiv-aoh-nav-auc-gnort-nauq-nahp-tom-al-hnaod-hnik-tacyenom-oec/445313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“CEO MoneyCat: 'Kinh doanh là một phần quan trọng của văn hóa Việt'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools