vĐồng tin tức tài chính 365

Tiểu thương nhọc nhằn mưu sinh ở chợ đầu mối gia cầm những ngày cận Tết

2021-02-09 21:00

Những ngày này, chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) đã bước vào cao điểm mùa Tết. Dịch COVID-19 khiến cuộc sống mưu sinh của các tiểu thương tại đây gặp nhiều khó khăn dù phải lặn lội sớm khuya.

Cuối những năm trước, nhiều tiểu thương tại các vùng lân cận sẽ có mặt tại chợ gia cầm từ rất sớm để chọn mua đủ lượng hàng cung ứng cho dịp Tết. Năm nào cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia cầm dịp Tết tăng cao, nguồn hàng tại đây sẽ được nhập về dồi dào, đảm bảo chất lượng và giá cả biến động không nhiều.

Tuy nhiên, năm nay dịch COVID-19 làm lượng tiêu thụ giảm 20-30%, nên thu nhập của các tiểu thương cũng giảm hơn so với mọi năm.

4h sáng, chợ Hà Vỹ cũng chỉ lác đác một vài tiểu thương đến mua hàng, những hộ kinh doanh tại đây cũng chỉ biết bấm điện thoại, ngồi đốt lửa sưởi ấm hoặc ngủ gật để “giết thời gian”. Điều này khác hẳn với không khí sôi động những năm trước và trước khi dịch bệnh bùng phát.

Do ra chợ từ 1-2 giờ sáng, lại thêm cảnh ế ẩm, nên nhiều tiểu thương đã ngủ gục tại chợ.
Do ra chợ từ 1-2 giờ sáng, lại thêm cảnh ế ẩm, nên nhiều tiểu thương đã ngủ gục tại chợ.

Bán gia cầm ở ki ốt D39, anh Hồ Văn Tiệp (SN 1991, trú tại Hà Vỹ) khẳng định, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giá gia cầm rẻ nhất trong 5 năm qua.

Trước khi có dịch, anh đã nhập hàng tấn hàng và đặt cọc trước tiền cho các trang trại để nhập hàng bán dịp Tết. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch, nhiều nhà hàng đã giảm sức mua rõ rệt. Với những địa phương có dịch, bị phong tỏa một số nơi như Hải Dương và Quảng Ninh thì không thể vận chuyển gia cầm tới.

Theo anh Tiệp, để có gia cầm bán, vợ chồng anh phải dậy từ sáng sớm đi đến các trang trại chăn nuôi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam... mua hàng. Thậm chí, lúc khan hiếm hàng, anh còn phải vào miền Trung 2-3 ngày mới gom được thành chuyến mang về chợ Hà Vỹ tiêu thụ. Do chợ gia cầm hoạt động từ 3h sáng đến 21h đêm, nên cuộc sống của các tiểu thương cũng khác với mọi người, liên tục phải thức khuya dậy sớm.

Anh Tiệp cho biết, năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên buôn bán ảm đạm hơn mọi năm, mỗi ngày cửa hàng của vợ chồng anh chỉ bán được 1-2 tạ ngan, trong khi mọi năm bán được hơn 1 tấn gà/ngày.

Tuy nhiên, vì cuộc sống, nuôi các con ăn học nên hai vợ chồng phải "lặn lội" sớm khuya làm việc. Đồng thời anh cũng muốn tiêu thụ hết số hàng sớm để về sắm sửa Tết cho cả gia đình, cầu mong một năm no đủ.

Trong không gian trắng xóa lông gà, lông ngan, anh Lê Văn Dũng (SN 1993, quê ở Hà Vỹ - ki ốt D27) phải đốt lửa sưởi ấm, giữ nóng cho cơ thể. Anh tâm sự, mỗi tiểu thương tại chợ đều miệt mài sớm khuya với công việc và hy vọng công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục mang lại hiệu quả, sớm được kiểm soát. Mỗi người đều mong muốn hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm không bị ảnh hưởng, từ đó có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày.

Ki-ốt của anh Dũng tại chờ đầu mối kém nhộn nhịp hơn hẳn do những ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bởi thế nên mỗi tiểu thương đều phải chung sống ngày này qua tháng khác với gia cầm. Với người dân, khái niệm ngày - đêm không tồn tại và giấc ngủ cũng chập chờn. Các tiểu thương thường xuyên động viên nhau, đây cũng là thời điểm cuối năm nên hy vọng sẽ bán được hàng để có một cái Tết no ấm, sung túc.

Ông Lê Xuân Viết - Ban Quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ - cho biết, cùng với những vất vả mưu sinh, nỗi lo canh cánh hiện nay của các tiểu thương ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ là công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phòng, chống cúm gia cầm A/H5N6. Chính vì vậy hằng ngày, nhân viên thú y đều lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm, đồng thời tiến hành tổng vệ sinh tiêu độc môi trường sau mỗi buổi chợ, nhắc nhở toàn thể người dân vào mua bán và tiểu thương tuân thủ việc đeo khẩu trang.

Xem thêm: odl.937678-tet-nac-yagn-gnuhn-mac-aig-iom-uad-ohc-o-hnis-uum-nahn-cohn-gnouht-ueit/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiểu thương nhọc nhằn mưu sinh ở chợ đầu mối gia cầm những ngày cận Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools