vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân đốt, sử dụng pháo hoa vào dịp Tết như thế nào để đúng luật?

2021-02-12 08:11

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều người vẫn chưa nắm rõ Nghị định 137/2020 về việc loại pháo hoa nào được phép đốt trong các dịp lễ, tết, sinh nhật... và sử dụng sao cho đúng luật.

Nghị định 137 có hiệu lực từ ngày 11.1.2021 và thay thế Nghị định 36/2009.

Cụ thể tại điều 17, nghị định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Pháo hoa điện dùng trong dịp cưới hỏi. Ảnh: Trang Mạc

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa.

Để người dân đốt, sử dụng pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán như thế nào cho đúng luật và tuân thủ những quy định của Nghị định 137, trao đổi với Lao Động, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Công ty luật TNHH LSX) cho biết, một bộ phận người dân vẫn đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa.

Đây là cách hiểu chưa đúng, chưa phân biệt rõ ràng giữa pháo hoa nổ và pháo hoa không nổ.

Một đám cưới ở Hà Nội sử dụng pháo nổ. Ảnh: Sơn Trung
Một đám cưới ở Hà Nội sử dụng pháo nổ. Ảnh: Sơn Trung

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, Nghị định 137 quy định chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa không gây tiếng nổ.

"Khái niệm pháo nổ và pháo hoa lần đầu tiên đã được nêu cụ thể tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Pháo hoa là loại pháo chỉ phát sáng chứ không gây ra tiếng nổ.

Cụ thể, pháo hoa khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian. Ví dụ, pháo bông, pháo điện, pháo phụt,... Còn pháo nổ khi có tác động sẽ gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian", vị luật sư giải thích.

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa trao đổi với PV Lao Động. Ảnh: Tùng Giang.

Như vậy, dù người dân được phép đốt pháo hoa, song việc sử dụng pháo nổ hoặc pháo hoa nổ vẫn bị nghiêm cấm.

"Các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng pháo hoa lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, theo điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Ngoài dịp này, ai tự ý đốt pháo hay đốt pháo nhập lậu sẽ bị xử phạt hành chính 1-2 triệu đồng, theo điều 10 Nghị định 167/2013", luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Trước đó, năm 1994, tình trạng đốt pháo tràn lan làm nhiều người chết và bị thương, Thủ tướng đã ra chỉ thị từ ngày 1.1.1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa). Các tổ chức, cá nhân vi phạm ngoài việc tịch thu tang vật, tiêu hủy pháo và thuốc pháo còn bị phạt tiền.

Ngoài bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng, người đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Gây rối trật tự công cộng" hoặc "Cố ý gây thương tích" theo Bộ luật hình sự 2015.

Xem thêm: odl.094778-taul-gnud-ed-oan-eht-uhn-tet-pid-oav-aoh-oahp-gnud-us-tod-nad-iougn/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân đốt, sử dụng pháo hoa vào dịp Tết như thế nào để đúng luật?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools