Khi Dwight Eisenhower giữ chức tư lệnh tối cao của lực lượng Đồng minh trong Thế chiến thứ hai, các nhà báo đã say sưa kể về các cuộc họp báo của ông. Cách trả lời câu trả lời của ông ấy luôn luôn ngắn gọn và xúc tích. Đặc biệt, lối nói chuyện chứng tỏ ông toàn quyền nắm lấy vấn đề của mình
Tuy nhiên, vài năm sau, khi Eisenhower trở thành tổng thống Hoa Kỳ, những cuộc phỏng vấn của ông với báo chí đã trở thành ấn tượng thất vọng. Các phóng viên cho biết ông nói lan man không có mục đích rõ ràng và né tránh câu hỏi của họ. Ông bị chỉ trích là vụng về và không thâu tóm chắc chắn thông tin.
Hóa ra khi Eisenhower còn là chỉ huy tối cao, các trợ lý của ông đã đảm bảo rằng các câu hỏi từ báo chí được gửi đến ông trước khi ông trả lời công khai. Bằng cách đó, ông có thể suy nghĩ về các câu trả lời của mình và điều chỉnh chúng. Ngược lại, khi chuyển sang cuộc họp báo với phong cách phỏng vấn cởi mở, là lúc các câu hỏi được đặt ra đột ngột và không chuẩn bị trước, ông nhanh chóng trở nên bối rối. Eisenhower không biết rằng mình là người đọc, không phải người nghe.
Vậy bạn là ai?
Bạn cũng nên tự hỏi mình: Bạn là người đọc hay người nghe? Bạn xử lý thông tin tốt hơn dưới dạng văn bản hay khi nó được truyền đạt cho bạn bằng lời nói? Peter Drucker - được biết đến với tư cách là người sáng lập ra mô hình quản lý hiện đại, đã thảo luận trong bài viết “Quản lý bản thân” của Harvard Business Review về chuyện rất ít người biết bản thân thuộc nhóm nào, lấy ví dụ điển hình về Eisenhower.
Và dù chúng ta thuộc vào nhóm nào trong hai loại này, thì việc tận dụng sức mạnh cơ bản của chúng ta là rất quan trọng cho sự thành công của của bản thân. Như Drucker đã viết, nó có thể giúp biến đổi ai đó từ “một người bình thường - chăm chỉ và có năng lực nhưng tầm thường - thành một người xuất chúng”.
“Người nghe” và “Người đọc” khác nhau những gì?
Đọc và nghe là hai cách thức học khác nhau về cơ bản. Đọc là một hoạt động độc lập, nhưng nó có xu hướng tạo ra những ký ức mạnh mẽ hơn vì não của bạn cần lấp đầy nhiều khoảng trống mà việc lắng nghe đã hình thành trước. Kỹ năng đọc khiến chúng ta sử dụng thuật theo dõi lại chuyển động của mắt, giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát tốc độ đọc và giảm tốc độ tiếp nhận thông tin liên tục, vì vậy ghi nhớ cũng lâu hơn. Bên cạnh đó, việc lật trang là quãng nghỉ trong quá trình đọc, giúp bạn có thời gian để xử lý những gì bạn đã đọc. Đọc cũng cung cấp các dấu hiệu cấu trúc từ dấu chấm câu và sách vật lý cho bạn cảm giác không gian về vị trí của bạn trong câu chuyện mọi lúc, cả hai đều giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy của bạn. Đặc biết, người đọc có xu hướng phát triển mạnh mẽ tư duy về chiều sâu hơn hầu hết những người nghe,
Mặt khác, lắng nghe là một trải nghiệm thiên về xã hội hơn. Bạn có thể thu thập thông tin về ngữ điệu, âm lượng và tốc độ của một người. Vì bạn không thể tua lại một cuộc trò chuyện nên bạn có xu hướng tập trung vào việc rút ra những điểm quan trọng nhất. Người nghe phát triển mạnh nhờ sự tương tác và tính tự phát. Họ thích nghe nhiều góc độ cho đến khi thời điểm nhất định và đó là lúc những từ ngữ tổng hợp một cách thần kỳ để đáp lại.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai cách này là việc lắng nghe vẫn hoạt động khi bạn làm điều đó một cách thụ động - bạn có thể để thông tin tràn qua mình liên tục và tiềm thức của bạn vẫn sẽ lưu lại những thông tin liên quan nhất khi chúng lướt qua (như việc bạn nghe nhạc hoặc podcast trong khi làm việc, nấu ăn…). Ngược lại, việc đọc đòi hỏi sự chú ý liên tục. Nó đòi hỏi sự chủ động tập trung từ bạn, giống như một cuộc truy tìm kho báu.
Tối ưu hóa sức mạnh
Khi bạn phát hiện ra mình là người đọc hay người nghe, hãy tìm cách biến kỹ năng cơ bản của bạn thành công với bạn. Nếu bạn là người thích đọc sách, hãy đảm bảo rằng bạn luôn có vô vàn cách thức để đọc. Điều này có thể áp dụng trên hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống. Ví dụ như định hướng công việc nghiên cứu hoặc nhà báo,...thay vì chọn trao đổi trực tiếp bằng lời nói, bạn có thể thay thế bằng nhắn tin hoặc gửi email.
Ngược lại, nếu bạn là người biết lắng nghe, hãy đến nơi bạn có thể lắng nghe. Ví dụ như tham gia các cuộc họp. Dành chỗ cho những tương tác ngẫu hứng và dành nhiều thời gian hơn với những tương tác trao đổi trực tiếp. Đặt các câu hỏi tiếp sáng tạo, giúp bạn đào sâu và ghi nhớ thông tin được lâu hơn.
Drucker lập luận rằng rất ít người nghe sẽ tự biến mình thành người đọc thông thạo, cũng giống như ít người đọc sẽ trở thành bậc thầy trong việc lắng nghe - nhưng cũng không phải vậy nếu họ ưu tiên điểm mạnh của mình. Khi nói đến sự đóng góp của bạn tại nơi làm việc, hiểu rõ bản thân chính tương tự như xác định bạn đang ở giai đoạn nào. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn trở nên xuất sắc tại nơi làm việc - vì vậy hãy tận dụng thế mạnh mà mình có!
Mỹ Anh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị