vĐồng tin tức tài chính 365

"Đi thì mắc núi, về thì mắc sông", nhà đầu tư điện mặt trời nên làm gì?

2021-02-13 17:18

Các nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan” khi chúng ta đang ở trong thời kỳ "trống" cơ chế. Điện sản xuất ra không thể hoà lưới vì chính sách hết hiệu lực.

Đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng

Kể từ ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, thời điểm này, các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang "ngóng" cơ chế giá mới để đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Và mặc dù một số Tổng công ty Điện lực đã dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời sau ngày 31.12.2020 do chính sách hết hiệu lực nhưng nhiều khách hàng vẫn lắp điện mặt trời mái nhà và sử dụng inverter hòa lưới.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc chính sách ngắt quãng và không có sự gối đầu đã khiến cho các nhà đầu tư bị dở dang và lúng túng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, những nhà đầu tư vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, khi chưa có quy định mới thì việc tiếp tục đầu nối và hoà lưới điện là sau về mặt luật pháp.

Theo chuyên gia này, trong thời điểm "nhỡ nhàng" như hiện nay, ngành điện phải cùng với chủ đầu tư hoàn thiện các công trình điện mặt trời còn đang dang dở, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn với hệ thống khi đưa vào sử dụng. Đối với điện mặt trời áp mái thì chủ đầu tư vẫn tiếp tục hoàn thiện và trước hết sử dụng cho nội bộ mình trong thời gian "chờ". Nếu có tiềm lực thì đây là thời điểm các nhà đầu tư xây dựng các bộ tích trữ năng lượng. Đó là cách giải quyết trong thời gian chờ chính sách.

Mới đây, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về cơ chế phát triển hệ thống tích trữ năng lượng tại Việt Nam. Theo EVN, trước sự phát triển mạnh của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), hệ thống điện Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như tình trạng quá tải lưới điện, thừa nguồn trong một số thời điểm...

Đầu tư hệ thống tích trữ tại các nhà máy điện gió, mặt trời (nhà máy NLTT) để nâng cao hiệu quả vận hành, giảm công suất phải cắt giảm tại các nhà máy NLTT do các điều kiện về kỹ thuật của lưới điện. Các nhà máy NLTT nạp điện vào hệ thống tích trữ trong các thời điểm quá tải/thừa nguồn và phát điện từ hệ thống tích trữ trong các thời điểm không quá tải. Trong cơ chế này, giá bán điện từ hệ thống tích trữ không vượt quá giá bán điện của nhà máy NLTT.

Thời điểm đấu thầu điện mặt trời?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào thế "đi thì mắc núi, về thì mắc sông". Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Anh Tuấn song chuyên gia Ngô Trí Long lại cho rằng không dễ để thực hiện được những giải pháp nêu trên. Bởi không phải lúc nào nhà đầu tư có nhu cầu để sử dụng khi nguồn điện mặt trời dư thừa. Thêm vào đó, việc đầu tư bộ tích trữ năng lượng sẽ khó khả thi bởi để đầu tư một hệ thống tích trữ sẽ cần chi phí rất lớn.

Cũng theo chuyên gia Ngô Trí Long, sau khi kết thúc cơ chế giá FIT, chúng ta nên tiến hành luôn cơ chế đấu thầu. Bởi trong nền kinh tế cạnh tranh, việc đấu thầu sẽ buộc các doanh nghiệp phải làm cho giá thành thấp nhất nhằm có lãi. Và ông cho rằng, cơ chế đầu thầu càng được tiến hành sớm càng tốt.

Xem thêm: odl.361088-ig-mal-nen-iort-tam-neid-ut-uad-ahn-gnos-cam-iht-ev-iun-cam-iht-id/gnourt-iht/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Đi thì mắc núi, về thì mắc sông", nhà đầu tư điện mặt trời nên làm gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools