vĐồng tin tức tài chính 365

Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán

2021-02-14 10:18

Không còn phải bàn cãi, đại dịch Covid-19 là nhân tố bất ngờ và chính yếu đã làm đảo lộn bức tranh kinh tế toàn cầu 2020. Các gói cứu trợ tiền tệ, tài khóa khổng lồ, nhanh chóng đến từ các ngân hàng trung ương và các chính phủ trên toàn thế giới đã thực sự giúp kinh tế thế giới thoát được một cuộc khủng hoảng hiện hữu và đang dần hồi phục trở lại, tất nhiên kèm theo đó là một số hệ lụy khó tránh khỏi, như nguy cơ bong bóng tài sản tài chính, áp lực nợ công và nợ xấu ngân hàng gia tăng, sự xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu...

Trong bối cảnh u ám đó, kinh tế Việt Nam may thay vẫn trụ vững, vẫn tăng trưởng dương 2,91% năm 2020, là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Hiển nhiên, góp công đáng kể vào thành tích ấn tượng này, phải kể đến vai trò của chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bên cạnh chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác của Chính phủ.

Ngay khi đại dịch bùng phát trên quy mô lớn và gây tác động tiêu cực tới kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam, NHNN đã có những phản ứng chính sách mau lẹ, mạnh mẽ, quyết đoán. NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, thanh khoản hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh…, tạo tiền đề cho kinh tế duy trì được mức tăng trưởng dương, thay vì rơi vào suy giảm như hầu hết các nước trên thế giới.

TỶ GIÁ ỔN ĐỊNH, THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ THÔNG SUỐT

Được coi là "cái neo trung gian" giúp kiểm soát kỳ vọng lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN luôn đặt ưu tiên cao cho mục tiêu giữ ổn định tỷ giá USD/VND.

Nhìn lại cả năm 2020, tỷ giá nhìn chung rất ổn định và thị trường ngoại tệ thông suốt, trừ quãng ngắn gần đôi tuần tầm cuối tháng 3, do biến cố đại dịch Covid-19 bùng phát khiến thị trường tài chính quốc tế rung lắc mạnh, thanh khoản USD quốc tế hụt hẫng, đã tác động làm tỷ giá USD/VND biến động bật tăng. NHNN đã điều hành tỷ giá khá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh giảm "giá trần" bán can thiệp và phát thông điệp sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, nhờ đó nhanh chóng bình ổn lại thị trường.

Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán - Ảnh 1.

Với các yếu tố hỗ trợ then chốt nhìn chung đều rất tích cực, gồm: dòng vốn vào; chỉ số giá đồng Đô La Mỹ và tỷ giá USD/CNY; quan điểm và kỹ thuật điều hành tỷ giá của NHNN, tính đến cuối năm, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng nằm ép sát "giá sàn" mua vào của NHNN, giảm nhẹ 0,38% so với đầu năm, còn tỷ giá thị trường tự do đứng ở mức 23.300, tăng nhẹ 0,65%.

Cả năm NHNN mua vào cỡ 11 tỷ USD từ hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), đưa mức dự trữ ngoại hối nhà nước tiến đến đích kỷ lục 100 tỷ USD.

BẢO ĐẢM THANH KHOẢN HỆ THỐNG, GIỮ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Cùng theo xu hướng chung của hầu hết mọi ngân hàng trung ương trên thế giới khi phản ứng trước tác động tiêu cực của đại dịch là nới lỏng tiền tệ, thậm chí tới mức chưa từng có tiền lệ, NHNN cũng đã nhanh chóng cắt giảm các lãi suất điều hành và hỗ trợ mạnh thanh khoản hệ thống thông qua 2 kênh cung tiền chính là mua ngoại tệ từ các TCTD và thúc đẩy giải ngân tiền gửi kho bạc tại Sở Giao dịch NHNN vào nền kinh tế, bên cạnh kênh tái cấp vốn hoạt động dè chừng.

Thực tế cho thấy, dù dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế bị chậm lại, thậm chí đâu đó có lúc đứt quãng, nhưng mức cung tiền đã được NHNN căn chỉnh khá khớp với cầu tiền thực của nền kinh tế, giúp bảo đảm vốn khả dụng toàn hệ thống cũng như mức tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, giữ ổn định thị trường và rộng hơn là sự trụ vững của cả hệ thống tài chính - ngân hàng.

Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán - Ảnh 2.

Cũng như thị trường ngoại tệ, thành tích mà thị trường nội tệ năm qua có được là nhờ ở các yếu tố hỗ trợ then chốt đều rất tích cực, gồm: dòng tiền VND cung ra để mua vào ngoại tệ của NHNN; dòng tiền Kho bạc Nhà nước lưu chuyển qua NHNN; quan điểm và kỹ thuật điều hành thị trường tiền tệ của NHNN.

KÉO HẠ MẶT BẰNG LÃI SUẤT, HỖ TRỢ NGUỒN VỐN CHI PHÍ HỢP LÝ

Việc điều hành lãi suất ở Việt Nam thực tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn trung dài hạn, cho nền kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng; trong khi đó áp lực phát hành nợ chính phủ gia tăng qua các năm; hệ thống TCTD tiếp tục quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cấp về chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế; năng lực tài chính, quản trị, điều hành giữa các TCTD còn có sự khác biệt lớn; thị trường tài chính quốc tế biến động bất thường, khó lường đoán, gây áp lực tới thị trường trong nước;...

Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch, NHNN năm 2020 đã bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành mạnh mẽ, quyết đoán các công cụ và giải pháp để nỗ lực kéo giảm mặt bằng lãi suất thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn với chi phí hợp lý cho các TCTD, chỉ đạo các TCTD cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ gánh nặng chi phí với khách hàng vay, góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

NHNN cũng tích cực hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước, đặc biệt đã điều hành giữ mặt bằng lãi suất thấp và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành TPCP với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn.

Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán - Ảnh 3.

So sánh với các mức lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ, Trung Quốc và ASEAN 4, mức của Việt Nam có cùng xu hướng giảm và hiện đã ở ngưỡng thấp hợp lý.

Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán - Ảnh 4.

Nhìn lại xa hơn tới 2016, kết quả điều hành CSTT của NHNN tựu trung được thể hiện ở: mức tăng của tổng phương tiện thanh toán (M2) hợp lý và lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp: M2 giai đoạn 2016-2020 tăng lần lượt là 17,65%; 14,91%; 12,21%; 14,22% và dự kiến 16%; lạm phát bình quân các năm 2016-2020 lần lượt là 2,66%; 3,53%; 3,54%; 2,79% và 3,23%, được duy trì khá ổn định dưới ngưỡng mục tiêu 4% và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 18,58% của năm 2011 và 7,8%/năm của giai đoạn 2011-2015; lạm phát cơ bản từ năm 2016 đến nay tương đối ổn định ở mức thấp, thể hiện sự ổn định và hiệu quả trong công tác điều hành CSTT, đồng thời tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ Nhà nước quản lý (lạm phát cơ bản bình quân các năm 2016-2020 lần lượt là 1,83%; 1,41%; 1,48%; 2,01% và 2,31%); trong khi dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng lên mức kỷ lục.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2021: ÁP LỰC SỚM PHẢI "BÌNH THƯỜNG HÓA" CSTT

Triển vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 khá lạc quan với giả định dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát hiệu quả và nền kinh tế thích ứng tốt với trạng thái "bình thường mới". Theo đó, kỳ vọng lạm phát từ nửa cuối năm 2021 có thể sẽ gia tăng nhanh, cộng hưởng với nguy cơ bong bóng tài sản tài chính, áp lực nợ công… sẽ làm gia tăng áp lực sớm phải "bình thường hóa" CSTT.

Sự đảo chiều từ từ của CSTT nới lỏng hiện tại (sớm hay muộn sẽ xảy ra) sẽ khiến cho trạng thái dư thừa thanh khoản và mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ siêu thấp dần biến mất. Nền kinh tế sẽ dần trở lại trạng thái cân bằng mới với các mức lãi suất thị trường, bao gồm lợi suất TPCP, sẽ trở nên hợp lý hơn.

Với tỷ giá và thị trường ngoại tệ, do cả 3 yếu tố hỗ trợ then chốt như đã đề cập, khả năng cao vẫn tích cực, tỷ giá cuối năm so đầu năm được dự báo tiếp tục giảm nhẹ và phụ thuộc nhiều vào động thái điều chỉnh giá sàn mua của NHNN; thị trường ngoại tệ cơ bản tiếp tục ổn định.

TS Trịnh Quang Anh

Nhịp sống doanh nghiệp

Xem thêm: nhc.19701028041201202-naod-teyuq-av-em-hnam-el-uam-gnu-nahp-et-neit-hcas-hnihc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính sách tiền tệ phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết đoán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools