vĐồng tin tức tài chính 365

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

2021-02-14 15:47
35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp
35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Trên cương vị tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ông có một năm làm việc như thế nào?

- Năm 2020 là một năm đầy thử thách không chỉ riêng với Việt Nam khi dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp. Đối với tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, thử thách đó còn tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chúng tôi có may mắn là được tiếp xúc với các kênh thông tin, phản ánh toàn cảnh bức tranh của các ngành kinh tế. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải giải quyết vấn đề theo hướng tối ưu nhất.

Trong năm qua, chúng tôi đã hình thành một phương thức làm việc mới, dựa trên công nghệ số. Việc chuyển đổi sang công nghệ số không còn phải đắn đo, cân nhắc như trước nữa, mà trở thành đòi hỏi tự nhiên trong quá trình làm việc.

Trong vòng 11 tháng, chúng tôi đã gửi 28 báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề kinh tế - xã hội. Có thể nói, đây là một năm mà tổ tư vấn đã hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng giao.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Có điều gì khác biệt khi ông chuyển vai từ Quốc hội sang Chính phủ, làm tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ?

- Khác nhiều chứ! Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng là tập hợp 16 chuyên gia đầu ngành. Trong đó, có 5 chuyên gia đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Đó là TS Nguyễn Đức Khương, PGS.TS Vũ Minh Khương, PGS.TS Trần Ngọc Anh, GS Trần Văn Thọ, TS Vũ Thành Tự Anh. 5 chuyên gia quốc tế này lại thuộc 3 trường phái kinh tế khác nhau. Còn ở trong nước cũng có 2 nhóm chuyên gia thuộc 2 trường phái kinh tế khác nhau.

Khi thảo luận về một vấn đề nào đó, chúng tôi phải hài hoà được 5 trường phái kinh tế. Từ đó, trao đổi, thống nhất với nhau về những điều cơ bản, rồi mới trình lên Thủ tướng. Khi trình lên Thủ tướng cũng phải báo cáo trực tiếp ý kiến của các chuyên gia. Chúng tôi làm việc công tâm, tôn trọng ý kiến cá nhân, cho nên không có chuyện cướp thành tích của ai cả.

Như ông nói, mỗi thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thuộc nhiều trường phái kinh tế khác nhau. Vậy, làm thế nào để dung hoà được các cá tính?

- Thành viên của tổ tư vấn đều là những chuyên gia đã thành danh trong lĩnh vực hoạt động. Theo lẽ thường, những người thành danh rồi họ luôn nghĩ ý kiến của mình tương đối chuẩn xác. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tôi có thêm nhiệm vụ là tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong tổ. Vì thế, để dung hoà các cá tính, chúng tôi chủ yếu là kiên trì vận động, trao đổi, thuyết phục.

Cho đến bây giờ, 16 thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đều là những người thành danh, cho nên không vì lý do được tham mưu cho người đứng đầu Chính phủ làm bước đệm để chúng tôi thành danh. Chúng tôi làm với mong muốn cống hiến trí lực cho đất nước.

Khi thảo luận, làm việc, tổ tư vấn thường chọn phương án theo tiêu chí nào?

- Một trong những nguyên tắc khi làm việc là chúng tôi sẽ thoả thuận với nhau trên cơ sở những thế mạnh của từng người để trao đổi.

Tôi - với tư cách tổ trưởng, có trách nhiệm chọn ra phương án tối ưu, không phải phương án tốt nhất. Bởi, có những phương án tốt nhất nhưng nguồn lực của ta không đủ để thực hiện thì phải chọn phương án phù hợp với nguồn lực.

Tôi lấy ví dụ, trong năm 2020, một trong những phương án mà chúng tôi lựa chọn tư vấn là chống dịch hay phòng dịch. Ở các nước, họ sẽ chọn phương án chống dịch, nhưng ở Việt Nam, với điều kiện về vật chất, cơ sở hạ tầng của ngành y tế còn hạn chế, thế nên, khi trao đổi với nhau, các thành viên thống nhất là làm sao vừa chống được dịch nhưng không tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, phòng dịch là phương án tối ưu.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp
35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Ông nổi tiếng là người thẳng tính. Sự thẳng tính đó có khiến ông hay làm mất lòng người khác?

- Tôi và anh em trong tổ, ai cũng thẳng tính. Nhưng, tuyệt đối không được nóng tính.

Trong tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia ra làm 3 nhóm tuổi. Nhóm trẻ nhất có các ông Trần Ngọc Anh, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đức Khương; nhóm ở giữa có tôi và các ông Vũ Bằng, Trương Văn Phước, Trần Hoàng Ngân; còn lại thuộc nhóm lớn tuổi hơn.

Mọi người trong tổ hay đùa với tôi bằng một câu đối, rằng: “Nhẹ nhàng, uyển chuyển, không cáu gắt. Dịu dàng, tế nhị, không thảo quá”. Khi tôi đã làm công tác tổng hợp thì phải hài hoà ý kiến của các thành viên.

Có một điều may mắn là chúng tôi biết nhau hết, biết nhau từ lâu rồi. Tôi biết cả sở trường, sở đoản của các anh và ngược lại, thế cho nên, chúng tôi làm việc rất dễ.

Quan điểm của ông thế nào khi tham mưu cho lãnh đạo?

- Đó là phải nói thẳng và thể hiện sự trách nhiệm của mình với công việc, với đất nước. Giống như việc lái một con thuyền trên một dòng sông, không chỉ có những đợt nước xuôi dòng mà có cả những vực và nước xoáy.

Khi đã nhìn thấy những dòng xoáy đó, nhiệm vụ của chúng tôi là nhắc nhở người lái thuyền rằng “chỗ đó có xoáy” để có hướng đi phù hợp hơn.

Có câu “lời nói thẳng sẽ khó nghe”. Ông dám nói những điều trái tai và thậm chí chấp nhận bị phản ứng?

- Đầu tiên phải nói đúng đã, sau đó mới tính đến chuyện lời trái tai hay thuận tại. Trước một sự việc nào đó, chúng tôi chọn cách trao đổi, đặt vấn đề từ xa tới gần, từ nhỏ tới lớn, từ ngoài vào trong.

Ví dụ, quý I.2020, khi bàn về vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh tế, ban đầu, không phải mọi người đều thống nhất với kiến nghị của Tổ tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng, rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tháng 2.2020 có thể xuống dưới 4%.

Thế nhưng, chúng tôi đã tăng cường trao đổi, thuyết phục, đưa ra lý lẽ của mình và cuối cùng nhận định của chúng tôi đã đúng, trong quý I.2020, GDP của Việt Nam chỉ đạt 3,86%.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Trong các cuộc họp của tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng, không khí thường như thế nào?

- Chúng tôi "cãi nhau" là chuyện thường xuyên, không "cãi nhau" không phải là họp.

Sau khi Thủ tướng có văn bản giao nhiệm vụ cho Tổ trong năm 2020 vào tháng 1, thì sang tháng 2, chúng tôi họp với nhau. Đó là phiên họp đông nhất của tổ, lúc đó có rất nhiều ý kiến không đồng thuận nhau, chọn đâu là điểm nhấn để phát triển kinh tế đất nước trong năm 2020.

Người đưa ra ý kiến phải phát triển kinh tế tư nhân, người thì nói phải mở cửa xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, người thì nói phải đầu tư công, nhưng cuối cùng, chúng tôi đi đến thống nhất chọn lĩnh vực đầu tiên là đầu tư công.

Bởi lẽ, với nền kinh tế, nguồn thu nội địa của chúng ta năm 2020 cỡ 1,4- 1,5 triệu nghìn tỉ, đầu tư công đã là 700 nghìn tỉ, chiếm hơn 40% thu nội địa, nếu huy động được nguồn đó ra thì sẽ có tác dụng rất tốt, sẽ thu hút các nguồn lực kinh tế khác, hỗ trợ cho tăng trưởng. Đúng là năm nay giải ngân đầu tư công tăng hơn so với năm ngoài gần 40%, góp phần đưa tăng trưởng GDP đạt 2,91% - một kỳ tích của kinh tế.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Ông có cảm thấy áp lực không khi đưa ra tư vấn cho Thủ tướng, bởi những tư vấn đó có thể sẽ trở thành quyết sách quan trọng tác động đến nền kinh tế?

Chúng tôi không áp lực, thậm chí còn khá vui khi ý kiến của mình được Thủ tướng sử dụng và chuyển thành quyết sách điều hành. Đó là niềm động viên rất lớn của chúng tôi.

Khi Thủ tướng họp Chính phủ kết luận trong các cuộc họp Chính phủ, chúng tôi cũng có thư gửi anh em trong tổ, rằng hôm nay Thủ tướng đã dùng ý kiến này, ý kiến kia của anh em, để mọi người mừng.

Chúng tôi không bao giờ nghĩ ý kiến của mình sẽ được Thủ tướng dùng hết, mà giữ quan điểm tư vấn của chúng tôi là một kênh đến với Thủ tướng và đặt lên bàn để Thủ tướng chọn. Chúng tôi có quyền bảo vệ ý kiến của mình trước các bộ ngành. Chúng tôi tin rằng ý kiến của tổ dễ đồng thuận với ý kiến của một số bộ ngành.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Tại một buổi làm việc với tổ tư vấn kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh “Chính phủ hành động thì tổ tư vấn kinh tế cũng phải là tổ tư vấn hành động”. Cụ thể, trong năm 2020, các ông đã “hành động” như thế nào?

- Tổ tư vấn là 1 trong những đơn vị đầu tiên trong các cơ quan của Chính phủ phát hiện ra vấn đề và nêu với Thủ tướng.

Tôi xin dẫn chứng một số tư vấn thành công của tổ trong năm nay là ngay từ tháng 2, sang giữa tháng 3, khi có Nghị quyết 11 của Thủ tướng, chúng tôi đã cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với Thủ tướng, rằng nền kinh tế Việt Nam bị đứt gãy cả cung cầu, cho nên các giải pháp ứng phó với nền kinh tế phải khác.

Năm 2020, Thủ tướng không có gói kích cầu hay kích cung, mà có một gói là "gói hỗ trợ doanh nghiệp", tập trung vào doanh nghiệp, chứ không tập trung vào sản phẩm. Đó là 1 thành công.

Chúng tôi cũng có báo cáo trình Thủ tướng lưu ý đến Điều 301 của Luật phòng vệ thương mại Hoa Kỳ về chính sách thao túng tiền tệ. Từ đó, chúng ta đã có những chuẩn bị rất tốt để giải trình về vấn đề này.

Dấu ấn đậm nét nhất của tổ diễn ra những tháng đầu quý 1.2020 và thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10.2020. Ở giai đoạn đầu, chúng tôi cùng các bộ ngành dự báo được tình hình kinh tế khá sát. Qua đó, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tương đối mạch lạc, được doanh nghiệp và người lao động đồng thuận, ủng hộ.

Giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10.2020, chúng tôi kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trên Vĩnh Phúc của Tiểu ban văn kiện đề nghị tách năm 2020 ra khỏi kế hoạch 2016-2020, để nhìn thấy sự đóng góp chia sẻ của doanh nghiệp, của xã hội trước tình hình đất nước khó khăn.

Đặc biệt, chúng tôi kiến nghị về kế hoạch 2021-2025 phải tách theo hướng 2021-2022 là năm phục hồi nền kinh tế, để nền kinh tế trở lại như đà tăng trưởng 2018-2019, đà tăng đó sẽ được diễn ra từ 2023-2025. Rất vui vì những kiến nghị đó đều được Tiểu ban văn kiện tiếp thu và trình ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và được sự đồng thuận cao của gần 1.600 đại biểu.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, những tham vấn của tổ có thường xuyên phải thay đổi?

- Do diễn biến của dịch bệnh phức tạp, nên cần giữ quan điểm chung, mục tiêu lớn nhất của điều hành kinh tế là ổn định kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, việc tăng trưởng, thâm hụt ngân sách hay bội chi sẽ hài hoà giữa các yếu tố việc làm thu nhập và thu của Chính phủ.

Ngoài ra, khi theo dõi việc giải ngân của gói hỗ trợ 16 nghìn tỉ cho người lao động bằng Nghị quyết 42 của Chính phủ, thì 3 tuần sau chúng tôi phát hiện, tiền đến tay người lao động rất chậm. Chậm là do quy trình và yêu cầu triển khai quá ngặt nghèo.

Sau khi được Tổ tư vấn, sang tháng 7.2020, chúng ta sửa Nghị quyết 42, đảm bảo gói cứu trợ đến tay người lao động, không để người lao động chịu cảnh đói khổ.

Mặc dù bức tranh kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được nhiều tổ chức kinh tế dự báo khá tươi sáng, tuy nhiên, trước bối cảnh quốc tế không thực sự thuận lợi cho thương mại quốc tế, chính vì vậy, chúng ta không được chủ quan. Ông có quan điểm thế nào?

- Trong những năm trở lại đây, chưa bao giờ thế giới trở nên bất định và khó dự báo như hiện nay. Ngoài những yếu tố về dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu mang đến, thì còn có những yếu tố về địa chính trị, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế thế giới và mối quan hệ giữa các nước.

Chúng tôi cũng như các nhà kinh tế Mỹ đều rất khó dự báo, chính sách của Đảng Dân chủ do Tổng thống 46 của Hoa Kỳ đưa ra có đảo ngược lại chính sách của Tổng thống 45 hay không. Đây là những áp lực lớn cho dự báo.

Nhưng ở Việt Nam, chúng tôi tin rằng, chúng ta đã thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế tương đối có kết quả, chúng ta có thể chủ động được hơn với nền kinh tế của Việt Nam, cho nên chúng ta tin tưởng có thể quyết định được tới 60% tình hình của đất nước.

Với nhận định như vậy, hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế của năm 2021, chúng tôi sẽ phải tiếp tục theo dõi rất sát việc phân bổ vaccine trên thế giới và việc sản xuất vaccine.

Nhìn lại 35 năm đổi mới đất nước, ông đánh giá những quyết sách nào tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam?

Sau 35 năm đổi mới, thành công lớn nhất của Việt Nam là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp, trong mô hình tăng trưởng đó, chúng ta chọn ra được 3 khâu đột phá. Chúng ta kiên định mục tiêu vươn tới: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là 1 thắng lợi và thành công lớn nhất.

Hiện nay, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 28 nước phát triển nhất trong các quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2045, tôi kỳ vọng, Việt Nam trở thành nước thứ 29 ở trong khối OECD.

35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp

- Xin cảm ơn ông!

Xem thêm: odl.128678-poh-uhp-gnourt-gnat-hnih-om-coud-nohc-al-nv-auc-gnoc-hnaht-iom-iod-man-53/enizagame/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“35 năm đổi mới, thành công của VN là chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools