vĐồng tin tức tài chính 365

Giám đốc Sở Công Thương TP HCM nói về triển vọng doanh nghiệp trong năm mới

2021-02-14 16:19

"Dư địa cho sự phát triển của doanh nghiệp (DN) TP HCM trong năm 2021 có sự hạn chế nhất định so với những năm trước nhưng nếu biết tận dụng và nắm bắt thời cơ thì DN sẽ tiếp tục phát triển bền vững. Năm nay, các DN nên tiếp tục tập trung vào phát triển thị trường nội địa thông qua đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng nội địa" – ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện đầu xuân.

. Ông đánh giá thế nào về sự nỗ lực của cộng đồng DN TP HCM trong điều kiện đầy khó khăn của năm 2020?

IMG_3096

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ

- Ông Bùi Tá Hoàng Vũ: 2020 là năm thực sự khó khăn đối với kinh tế thành phố nói chung và ngành công thương nói riêng. Như Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ XI đã có đánh giá: "Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 chưa đạt kế hoạch đề ra, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế cả nhiệm kỳ chưa đạt chỉ tiêu đề ra (8% - 8,5%/năm)".

Những khó khăn chủ yếu của DN là thị trường tiêu thụ thu hẹp; thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào bị thiếu hụt, chi phí duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (trong đó có chi trả công cho người lao động) cũng là gánh nặng của DN. Kết quả chung, quy mô sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố trong năm 2020 ước giảm 4% so với năm 2019. Mặc dù có những rào cản do đại dịch covid-19, song tình hình sản xuất của DN trên địa bàn vẫn có những điểm sáng: mô sản xuất công nghiệp của 4 ngành công nghiệp trọng yếu vẫn tăng 0,5% so với năm 2019; lĩnh vực công nghiệp vẫn tiếp tục thu hút vốn đầu tư, khi đăng ký thành lập DN hoạt động trong ngành công nghiệp tăng 14,7% về số DN, vốn đăng ký cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù sản lượng toàn ngành công nghiệp giảm 4% nhưng giá trị gia tăng đạt 268.896 tỉ đồng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2020 ở mức 0,1 điểm phần trăm, qua đó cho thấy cơ cấu ngành, sản phẩm công nghiệp đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Cuối cùng, điểm quan trọng nhất là sản xuất công nghiệp đã không bị đứt gãy, bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa cho tiêu dùng của người dân thành phố, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng cục bộ trong điều kiện quy mô thị trường bán lẻ và xuất khẩu vẫn có sự tăng trưởng trong năm 2020.

. Các DN đã "sống chung với Covid-19" như thế nào để duy trì tỉ lệ đóng góp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức 35,3%, tương đương năm 2019?

Giám đốc Sở Công Thương TP HCM nói về triển vọng doanh nghiệp trong năm mới - Ảnh 3.

Một trong những điểm sáng của ngành công thương TP HCM năm 2020 là sản xuất công nghiệp không ngày nào bị đứt gãy, bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa cho tiêu dùng của người dân

- Theo số liệu công bố của Cục Thống kê TP HCM, tỉ lệ đóng góp của 2 khu vực chính thuộc ngành công thương trong GRDP năm 2020 ở mức 35,3%. Tôi cho rằng mức đóng góp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế 1,39% của thành phố trong năm. Để đạt được kết quả này, các DN trên địa bàn đã quán triệt và thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố trong việc thực hiện "mục tiêu kép": vừa nghiêm túc triển khai các chỉ đạo trong phòng chống dịch, vừa nhận thức rõ nhiệm vụ duy trì và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng DN cũng đã rất chủ động trong đánh giá, dự đoán tình hình và tái cơ cấu thị trường song song với chuẩn bị kỹ hơn các phương án sản xuất kinh doanh theo hướng thích nghi hơn với điều kiện thị trường đang có những biến động. Phải nhận định rằng các DN của TP HCM có khả năng quản trị rủi ro và ứng phó rất nhanh, chính xác, hiệu quả.

. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khá nhiều DN dự báo năm 2021 sẽ nhiều trở ngại hơn bởi mọi nguồn lực đã được huy động, sử dụng trong năm 2020. Ông nhìn nhận thế nào về thách thức lẫn cơ hội cho DN trong giai đoạn tới?

Giám đốc Sở Công Thương TP HCM nói về triển vọng doanh nghiệp trong năm mới - Ảnh 4.

Ngành bán lẻ đã trở thành "bệ đỡ" cho cả khu vực dịch vụ trong năm 2020

- Tôi cho rằng môi trường hoạt động kinh tế trong năm 2021 khó khăn thách thức và cơ hội đan xen nhau. Triển vọng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh đối với các DN ngành công thương thành phố trong năm 2021 phụ thuộc nhiều vào năng lực dự báo tình hình thị trường và khả năng nắm bắt khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa sẽ là điểm mấu chốt cho sự phát triển của DN trong năm 2021. Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, mà trước hết là các DN thuộc các khu vực dịch vụ, xuất khẩu, từ đó có thể kéo sang các ngành, các lĩnh vực khác và ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bộ nền kinh tế.

Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề lên nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil và Canada. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu của thành phố trong năm 2021 được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn và phụ thuộc vào kết quả kiểm soát tình hình dịch bệnh của các nước là thị trường xuất khẩu trọng điểm này. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ lạc quan hơn, với việc trải qua 3 đợt dịch trong năm 2020, các DN thành phố đã có nhiều biện pháp linh hoạt ứng phó, với các biện pháp tái cơ cấu sản xuất, tái cơ cấu thị trường (trong đó thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu) nhằm tồn tại, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, tổng kim ngạch xuất khẩu chung của DN thành phố qua cửa khẩu cả nước vẫn tăng trưởng 3,1% trong năm 2020.

Tôi hy vọng trong năm 2021, các DN sẽ tận dụng được các Hiệp định Thương mại đã ký kết (như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Liên minh châu Âu - EVFTA; Hiệp định đối tác toàn diện khu vực - RCEP) để duy trì thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, chủ động đánh giá các thị trường xuất khẩu mới, tập trung những sản phẩm xuất khẩu có khả năng thay thế các thị trường xuất khẩu trước đây cạnh tranh trực tiếp – giờ đang còn chịu tác động lớn của dịch. Về thị trường trong nước, bên cạnh các khó khăn thách thức, dự báo trong thời gian tới, sự phát triển sôi động của thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp


Thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-HĐND 2020 của HĐND TP HCM và Chỉ thị số 01/CT-UBND và Quyết định số 40/QĐ- UBND năm 2021 của UBND TP HCM về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2021 ngành công thương đã xác định việc hỗ trợ DN đẩy mạnh phục hồi sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện. Cụ thể, Sở Công Thương sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, chủ yếu là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí, cao su - nhựa. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các Hội phát triển ngành công nghiệp thành phố trong việc xây dựng, triển khai các chương trình hỗ trợ DN một cách thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn; triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng lộ trình của các đề án phát triển thương mại điện tử, đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn hành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030....

Những hoạt động hỗ trợ DN khai thác, mở rộng thị trường, tiếp cận vốn, cải cách thủ tục hành chính… cũng được đẩy mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho DN ổn định, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: mth.96491735141201202-iom-man-gnort-peihgn-hnaod-gnov-neirt-ev-ion-mch-pt-gnouht-gnoc-os-cod-maig/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giám đốc Sở Công Thương TP HCM nói về triển vọng doanh nghiệp trong năm mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools