Margaret Thatcher
Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Ảnh: Business Insider.
Sinh năm 1925 (Ất Sửu)
Thủ tướng Anh giai đoạn 1979 – 1990
Margaret Thatcher là nữ thủ tướng Anh đầu tiên, còn được biết đến là “Bà đầm Thép”. Khi đương chức, các chính sách của bà còn được gọi là “chủ nghĩa Thatcher”, chú trọng vào giảm bớt quy định, tự do hóa các thị trường và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.
Trên trường quốc tế, bà giữ quan điểm hoài nghi với Cộng đồng châu u và thiết lập liên minh về ý thức hệ với tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ ba năm 1987, quan điểm hoài nghi trên khiến bà mâu thuẫn với nội các, một số chính sách không được hoan nghênh. Bà buộc phải từ chức năm 1990 sau khi các thành viên cấp cao đảng Bảo thủ bỏ phiếu nội bộ về đội ngũ lãnh đạo đảng.
Thatcher qua đời tháng 4/2013 sau một cơn đột quỵ.
Barack Obama
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters. |
Sinh năm 1961 (Tân Sửu)
Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ, từ 20/1/2009 đến 20/1/2017.
Obama là thượng nghị sĩ bang Illinois cho đến khi ông có bài phát biểu gây chú ý tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ, mở đường vào Nhà Trắng thành công trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Ông là tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên, kế nhiệm George W. Bush, đảng Cộng hòa.
Obama còn là tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng giới khi còn đương chức. Ông nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009.
Sau cuộc bầu cử năm 2016, Donald Trump, đảng Cộng hòa, đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton và trở thành tổng thống Mỹ thứ 45.
Antonio Guterres
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters. |
Sinh năm 1949 (Kỷ Sửu)
Thủ tướng Bồ Đào Nha hai nhiệm kỳ từ năm 1995 đến 2002
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017
Guterres từng là học giả trước khi gia nhập đảng Xã hội năm 1972, cống hiến cuộc đời cho chính trị. Ông trở thành thủ lĩnh đảng năm 1992, dẫn dắt đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia năm 1995 và được bầu làm thủ tướng.
Năm 2005, Guterres là Cao ủy Liên Hơp Quốc về Người tị nạn và ở vị trí này đến năm 2015, ứng phó cuộc khủng hoảng tị nạn do nội chiến Syria. Năm 2017, ông trở thành tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Joko Widodo
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: Reuters. |
Sinh năm 1961 (Tân Sửu)
Tổng thống Indonesia từ năm 2014
Widodo là thị trưởng thành phố Surakarta, đảo Java, năm 2005 - 2012 và thống đốc Jakarta năm 2012 - 2014. Ông là tổng thống Indonesia đầu tiên không xuất thân từ tầng lớp chính trị tinh anh hay tướng quân đội.
Chiến thắng của Widodo trong cuộc bầu cử tổng thống trước đó phản ánh mong muốn của người dân Indonesia về một lãnh đạo mới.
Mahathir bin Mohamad
Ông Mahathir bin Mohamad. Ảnh: Reuters. |
Sinh năm 1925 (Ất Sửu)
Thủ tướng Malaysia năm 1976 - 1981 và năm 2018 - 2020
Với sự nghiệp hơn 70 năm, Mohamad là lãnh đạo chính trị lớn tuổi nhất thế giới khi giữ chức thủ tướng Malaysia ở tuổi 92. Kinh tế Malaysia trong nhiệm kỳ đầu của Mohamad tăng trưởng và hiện đại hóa một cách nhanh chóng.
Benjamin Netanyahu
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters. |
Sinh năm 1949 (Kỷ Sửu)
Thủ tướng Israel
Netanyahu là thủ tướng Israel đầu tiên sinh ra tại Israel kể từ khi quốc gia thành lập. Ông là thủ tướng duy nhất trong lịch sử Israel thắng cử 3 lần liên tiếp, lãnh đạo nước này giai đoạn 1996 – 1999 và từ 2009 đến nay.
Gerald Ford
Gerald Ford. Ảnh: History. |
Sinh năm 1913 (Quý Sửu)
Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 9/8/1974 đến 20/1/1977
Ford được tổng thống Richard Nixon, đảng Cộng hòa, chọn làm phó tổng thống sau khi Spiro Agnew từ chức. Khi Nixon phải rời Nhà Trắng vì bê bối Watergate, Ford trở thành tổng thống. Ford gây tranh cãi mạnh mẽ khi ân xá cho Nixon, dẫn tới thất bại trong cuộc bầu cử cử năm 1976.
Ford qua đời tháng 12/2006 ở tuổi 93.
Như Tâm
NDH
Xem thêm: nhc.39130545141201202-uus-iout-gneit-ion-aig-irt-hnihc-gnuhn/nv.zibefac