Nguy cơ nhập viện tăng nếu vướng 7 bệnh mãn tính trong nghiên cứu - Ảnh: AFP
Pháp vừa công bố một trong những nghiên cứu lớn nhất về COVID-19 trên thế giới.
Nghiên cứu do nhóm lợi ích khoa học EPI-PHARE khảo sát từ Hệ thống Dữ liệu y tế quốc gia (SNDS) trên hơn 66 triệu người Pháp.
EPI-PHARE được Cơ quan An toàn thuốc và sản phẩm y tế quốc gia Pháp (ANSM) và Quỹ Bảo hiểm y tế quốc gia (CNAM) thành lập vào cuối năm 2018.
7 bệnh mãn tính khiến dễ nhập viện và tử vong
Nghiên cứu của EPI-PHARE tập trung vào đợt bùng phát dịch đầu tiên ở Pháp (từ ngày 15-2 đến 15-6-2020).
Mục đích nhằm xác định các bệnh mãn tính nào cũng như các yếu tố tuổi tác và giới tính có tác động mắc các dạng bệnh nặng, có nguy cơ cao nhập viện hoặc thậm chí tử vong.
47 bệnh mãn tính được đưa vào danh mục nghiên cứu. Trong số đó có các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư nhưng không có bệnh rối loạn lipid máu (mỡ thừa trong máu).
Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 9-2 cho thấy những người nhiễm COVID-19 nếu mắc 7 bệnh mãn tính này sẽ có nguy cơ nhập viện và tử vong rất cao.
Người sống thiếu thốn dễ chết hơn - Ảnh: AFP
7 bệnh mãn tính ít gặp này bao gồm:
. Hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể trisomy 21: nguy cơ nhập viện cao gấp 7 lần, nguy cơ tử vong cao gấp 23 lần.
. Chậm phát triển tâm thần: nguy cơ nhập viện gấp 4 lần, tử vong gấp 7 lần.
. Quánh niêm dịch: nguy cơ nhập viện gấp 4 lần, tử vong gấp 6 lần.
. Suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận: nguy cơ nhập viện gấp 4 lần, tử vong gấp 5 lần.
. Ung thư phổi đang điều trị: nguy cơ nhập viện gấp 3 lần, tử vong gấp 4 lần.
. Ghép thận: nguy cơ nhập viện gấp 5 lần, tử vong gấp 7 lần.
. Ghép phổi: nguy cơ nhập viện gấp 3 lần, tử vong gấp 6 lần.
Các bác sĩ Bệnh viện Purpan (Toulouse) phân tích hình chụp phổi của bệnh nhân - Ảnh: AFP
Những kết luận khác về tuổi tác và giới tính
Ngoài ra, nghiên cứu của EPI-PHARE xác định người cao tuổi rõ ràng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với bệnh COVID-19.
GS dịch tễ học Mahmoud Zureik, giám đốc EPI-PHARE, giải thích: "Tuổi tác là nguy cơ chính dẫn đến nhập viện và tử vong".
So với độ tuổi 40-44, nguy cơ nhập viện tăng gấp đôi nơi người từ 60-64 tuổi, gấp ba nơi người từ 70-74 tuổi, gấp 6 nơi người từ 80-84 tuổi và gấp 12 lần nơi người từ 90 tuổi trở lên.
Về nguy cơ tử vong, so với độ tuổi 40-44, nguy cơ tăng 12 lần nơi người từ 60-64 tuổi, tăng 30 lần nơi người từ 70-74 tuổi, tăng 100 lần nơi người từ 80-84 tuổi và tăng gần 300 lần nơi người từ 90 tuổi trở lên.
Nghiên cứu nêu trên còn xác định nam giới có nguy cơ nhập viện do COVID-19 cao hơn nữ giới 1,4 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2,1 lần.
Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa cuộc sống thiếu thốn với nguy cơ mắc bệnh COVID-19 dạng nặng nơi những người dưới 80 tuổi. Những người sống thiếu thốn nhất có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người sống thoải mái nhất.
Trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở Pháp có 87.809 ca nhập viện (134 trên 100.000 dân), trong đó có 15.661 ca tử vong.
GS Mahmoud Zureik khẳng định đây là nghiên cứu lớn nhất về COVID-19 với nhiều bệnh lý được khảo sát nhất. Một nghiên cứu trước đây ở Anh chỉ bao gồm 18 triệu người.
TTO - Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ vừa cấp phép cho phương pháp kết hợp hai loại kháng thể của hãng dược Eli Lilly điều trị người bệnh COVID-19 có nguy cơ bị nặng.
Xem thêm: mth.57713031111201202-naht-ut-hnaht-91-divoc-neib-hnit-nam-hneb-7/nv.ertiout