vĐồng tin tức tài chính 365

Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn

2021-02-16 15:32

Ông lớn cũng dự kiến lãi lớn trong năm 2021

Hàng loạt doanh nghiệp lớn đã đồng loạt công bố các con số mục tiêu kinh doanh của năm 2021 trong đó đa phần đều kỳ vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng trong năm 2021.

Ông lớn viễn thông FPT đã thông qua kế hoạch năm tài chính 2021 với mục tiêu doanh thu 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 6.210 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,4% và 18% so với thực hiện trong năm 2020. Một điểm đáng chú ý trong năm 2021 là kế hoạch thành lập công ty con FPT Digital với mục tiêu cung cấp dịch vụ tư vấn lộ trình chuyển đổi số toàn diện giúp hoàn thiện chuỗi giá trị dịch vụ công nghệ thông tin và thúc đẩy mạnh mẽ mảng kinh doanh chiến lược.

Sang năm 2021, Ban lãnh đạo MWG nhận định thị trường còn nhiều rủi ro tiềm ẩn do tình hình dịch COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên, Đầu tư Thế giới di động (MWG) đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2021 đạt 125.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.750 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,64% và 37,68% so với kế hoạch đề ra trong năm 2020. Hoạt động kinh doanh bán lẻ thiết bị di động và điện máy vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền chính cho Công ty trong năm 2021 và kỳ vọng đóng góp khoảng 75% tổng doanh số của MWG.

Tự tin với việc sẽ hợp nhất được Viglacera (VGC) trong năm 2021 nên ban lãnh đạo Gelex (GEX) dự kiến đạt tổng doanh thu 32.000-33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.700 – 1.900 tỷ đồng; gấp đôi so với thực hiện 2020.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) mặc dù nhận định thị trường năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn nhưng vẫn đề ra mục tiêu doanh thu thuần tăng 20% lên 33.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên 1.500 tỷ đồng, tương đương mức cao nhất từng đạt cách đây 5 năm. Niên độ 2019-2020 là năm thành công của ngành thép nói chung và Hoa Sen nói riêng.

Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sau khi báo lỗ 2.848 tỷ đồng trong năm 2020 đã đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 21% đạt 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng.

Nhựa An Phát Xanh (AAA) cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2021 gồm tổng doanh thu hợp nhất 9.500 tỷ đồng, tăng 28%; lãi sau thuế 550 tỷ đồng, gần gấp đôi thực hiện 2020. Như vậy, sau năm 2020 chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Nhựa An Phát Xanh kỳ vọng có sự bứt phá trong năm 2021 với lợi nhuận tăng vọt vượt qua con số kỷ lục thiết lập năm 2019 (491 tỷ đồng).

Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn  - Ảnh 1.

Ở chiều ngược lại vẫn có những doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2021 trong đó GVR dự báo tiếp tục là một năm khó khăn nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su nên chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.600 tỷ đồng giảm 12% so với năm 2019.

Sonadezi (SNZ) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất khoảng 4.770 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1.011 tỷ đồng giảm 20% so với thực hiện 2020. Mới đây, SNZ đã công bố thông tin về việc giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Sonadezi Giang Điền từ 51% về 46,45%. Sonadezi Giang Điền hiện đang đầu tư, quản lý KCN Giang Điền tại Trảng Bom, Đồng Nai với tổng diện tích hơn 529 ha.

Đường Quảng Ngãi (QNS) xây dựng kế hoạch năm 2021 với doanh thu hợp nhất là 8.000 tỷ đồng, tăng 17% so với ước năm 2020; lợi nhuận sau thuế giảm 12% về 913 tỷ đồng. Tuy nhiên QNS thường hay đặt kế hoạch kinh doanh thấp so với năm trước và luôn thực hiện vượt xa chỉ tiêu đề ra.

Dabaco Việt Nam (DBC) dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Xung đột thương mại gia tăng và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng. Do vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay của Dabaco gồm doanh thu 15.439 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 929 tỷ đồng và sau thuế 827 tỷ đồng lần lượt giảm 11% và lợi nhuận sau thuế giảm 41%.

Cao su Phước Hoà (PHR) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 là 750,8 tỷ đồng, giảm gần 35%. Được biết, trong năm 2020, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu đạt 1.632,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.123,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 0,4% và tăng 130,3% so với thực hiện trong năm 2019.

Nhiều ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận tăng 25-30%

Sau khi bước qua năm 2020 khả quan hơn kỳ vọng, nhiều ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trong 2021. Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 25.200 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019. VietinBank đặt mục tiêu lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tăng 10 – 20%. Năm qua, ngân hàng đạt lợi nhuận riêng lẻ trước thuế đạt 16.450 tỷ đồng, tăng 43%.

Năm 2021, MB đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thách thức với lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 25-30% so với thực hiện năm 2019, tương đương đạt hơn 14.600 tỷ đồng. OCB cho hay, lợi nhuận trước thuế mục tiêu 2021 của OCB tăng khoảng 15%, đạt 5.560 tỷ đồng.

MSB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 30%, tất cả các chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tín dụng và tiền gửi khách hàng tăng tương đương. Năm 2020, ngân hàng này này có lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ đồng, tăng 94% so với năm 2019 và vượt 74% chỉ tiêu năm.

SeABank đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.639 tỷ đồng trong 2021, tăng 36% so với kế hoạch năm 2020, theo thông tin từ bản cáo bạch chào sàn. Trong khi đó, năm qua, ngân hàng lãi trước thuế gần 1.729 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019 và vượt 15% kế hoạch đặt ra.

Đáng chú ý là mục tiêu của Kienlongbank đã đặt mục tiêu năm 2021 tổng tài sản hợp nhất là 66.800 tỷ đồng (tăng 16,62%) và lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng. Trước đó kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kienlongbank đạt 158.21 tỷ đồng, tăng 84,14% so với năm 2019. Trong năm 2021, Kienlongbank sẽ tích cực đẩy mạnh xử lý hoàn tất các khoản nợ có tài sản thế chấp là cổ phiếu STB và đưa tổng nợ xấu của Kienlongbank về mức dưới 2%/tổng dư nợ;

Trước đó VNDirect dự báo, lợi nhuận năm 2021 của các ngân hàng sẽ tăng tích cực hơn năm 2020. Theo VNDirect, hệ thống ngân hàng là kênh chính, nơi Chính phủ sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, kỳ vọng tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục được duy trì mức cao và Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế cũng như tín dụng tăng trưởng cao trong năm nay.

Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn  - Ảnh 2.

Loạt doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi tăng trưởng

Đáng chú ý nhất là kế hoạch của Bất động sản Thế Kỷ (CRE) với mục tiêu tổng doanh thu thuần chạm mốc 4 ngàn tỷ đồng trong năm 2021, tăng trưởng 89% so với năm trước và đồng thời cũng là mức kỷ lục kể từ ngày thành lập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế là 355 tỷ đồng tăng trưởng 18% so với thực hiện trong năm 2020.

Tiếp đó là kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Sợi Thế Kỷ, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.357,7 tỷ đồng và LNST dự kiến đạt 212,8 tỷ đồng lần lượt tăng 33,5% về doanh thu và 48% về LNST.

Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET) lên kế hoạch năm 2021 gồm doanh thu hợp nhất 14.000 tỷ đồng, tăng 13%; lãi trước thuế 280 tỷ đồng, tăng 36% so với ước thực hiện năm 2020. Để đạt mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển mảng phân phối điện thoại, IT, thiết bị y tế,… để mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm sản phẩm mới.

Digiworld (DGW) cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 15.200 tỷ đồng, lợi nhuận 300 tỷ đồng, đều tăng 49% so với kế hoạch năm 2020.

Cao su Sao Vàng (SRC) đã thông qua kế hoạch năm 2021 với doanh thu 2.200 tỷ đồng, tăng 63% so với thực hiện 2020. Trong đó, doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 1.200 tỷ đồng và doanh thu thương mại 1.000 tỷ đồng. Lãi trước thuế kế hoạch 2021 đạt 100 tỷ đồng, tăng 20% so với ước thực hiện năm 2020.

Năm 2021, Nafoods dự đoán sẽ là năm tăng trưởng ổn định cho các mảng truyền thống của Nafoods (chanh leo, thanh long, dứa). Các mảng như xoài, dừa, hạt dinh dưỡng mới phát triển từ 2019 và 2020 sẽ là mảng đem lại giá trị tăng thêm. Doanh nghiệp dự kiến đặt mục tiêu doanh thu năm 2021 hơn 2.025 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 86 tỷ đồng; lần lượt tăng 68% và 36,5%.

Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn  - Ảnh 3.

Vẫn có những kịch bản kinh doanh thận trọng

Ở chiều ngược lại vẫn có nhiều doanh nghiệp lên kịch bản kinh doanh thận trọng trong năm 2021, lĩnh vực phân bón, Đạm Phú Mỹ (DPM) đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay là 437 tỷ đồng, giảm 48% so với ước thực hiện 2020 trong khi đó Đạm Cà Mau (DCM) đề ra kế hoạch lãi trước thuế 210 tỷ đồng, giảm đến gần 70% so với ước thực hiện năm trước.

Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) lên kế hoạch doanh 800 tỷ đồng, lợi nhuận là 350 tỷ đồng cho năm nay; lần lượt bằng 128% và 94% so với ước kết quả thực hiện năm 2020. Đầu tư – Thương mại SMC (SMC) đã thông qua kế hoạch năm 2021 sản lượng tiêu thụ 1,35 triệu tấn thép các loại, lợi nhuận sau thuế 160 tỷ đồng.

Sang năm 2021, OCH cũng đặt ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với lợi nhuận sau thuế năm 2021 giảm xuống còn 97,75 tỷ đồng, chỉ bằng 35% thực hiện cả năm 2020. Dự kiến trong năm 2021 OCH phát triển hoạt động kinh doanh thương mại với Givral, tiếp tục hoạt động cung cấp nguyên vật liệu, bao bì bánh daily, tập trung đẩy mạnh hoạt động cung cấp bao bì cho vụ bánh trung thu bánh tết.

C32 đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu là 610 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 69 tỷ đồng, lần lượt giảm 4% và 11% so với ước tính năm 2020. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ tức là 24% cho cổ đông hiện hữu.

Cao su Tây Ninh (TRC), ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, năm 2021 công ty tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Trong kế hoạch năm 2021, TRC đã hạ chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt gần 30% và 48% so với kết quả thực hiện trong năm 2020, xuống còn 301,4 tỷ đồng và 57 tỷ đồng.

Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn  - Ảnh 4.

Tú Anh

Trí thức trẻ

Xem thêm: nhc.35811703161201202-nol-ial-hcaoh-ek-nel-nav-peihgn-hnaod-ueihn-1202-hnaod-hnik-gnov-neirt/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Triển vọng kinh doanh 2021: Nhiều doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch lãi lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools