Clip một đoạn bờ sông Hậu bị nuốt chửng do cán bộ huyện Bình Minh ghi lại được, chủ tịch UBND thị xã Bình Minh Nguyễn Thanh Cần cung cấp cho Tuổi Trẻ Online
Trong đoạn clip cho thấy một đoạn đất bị nứt, vết nứt hằn sâu dần và rồi một đoạn bờ đã bị nuốt chửng xuống sông. Ông Cần cho biết, vị trí sạt lở là tại tổ 6, khóm 3, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh. Điểm sạt lở có chiều dài 30m, ăn sâu từ 2 - 6m.
Trước một ngày khi vụ sạt lở diễn ra, nhận thấy có dấu hiệu bất thường, chính quyền thị xã Bình Minh đã cho di dời 12 hộ dân (43 người) sống trong khu vực có thể bị ảnh hưởng đến nơi an toàn; cho chốt chặn, phong tỏa khu vực nguy cơ sạt lở. Vì vậy, vụ sạt lở xảy ra không gây thiệt hại về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản của dân.
Đây là đoạn bờ sông nằm trong dự án xây dựng bờ kè sông Hậu, đang triển khai thực hiện thì bị sạt lở.
Cũng theo ông Cần, sau khi vụ sạt lở xảy ra, trong sáng 15-2, lãnh đạo thị xã Bình Minh đã tổ chức đoàn cán bộ đến thăm hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời do ảnh hưởng sạt lở mỗi hộ 5 triệu đồng. Người dân cũng mong muốn chính quyền địa phương sớm tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
Khi xảy ra sạt lở, cây bần bên bờ sông bị ngã một số nhánh bần, va vào chiếc phà chở khách từ bờ Vĩnh Long sang Cần Thơ. Vụ va đập làm 5 hành khách trên phà rơi xuống sông.
"Vụ sạt lở làm nhiều người hiểu lầm là vụ va chạm của phà làm bờ sông sạt lở. Thật ra là vụ sạt lở đã được cảnh báo trước đó", ông Cần nói.
TTO - Đó là khẳng định của Sở Tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng qua theo dõi hiện tượng sạt lở bờ biển tại Đà Nẵng từ năm 2017 đến nay. Đơn vị này cho biết bờ biển tuy xuất hiện xói lở nhưng vẫn… tương đối ổn định.