vĐồng tin tức tài chính 365

Đầu xuân, nghĩ về “mỏ vàng” du lịch của Tây Nguyên

2021-02-16 19:51

Kon Tum là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, rừng nguyên sinh có độ che phủ cao. Vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao đời sống cho người dân bản địa, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Một góc làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà đầu xuân 2021. Ảnh TTuấn
Một góc làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà đầu xuân 2021. Ảnh T.Tuấn

Chỉ trong thời gian ngắn, chính quyền tỉnh Kon Tum đã liên tục thành lập nhiều làng du lịch cộng đồng như làng Kon Kơ Tu, Kon Klor, TP.Kon Tum, làng Kon Pring, huyện Kon Plông, làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà. Các ngôi làng này đều rất thu hút khách du lịch đến ghé thăm. Từ đầu năm 2020 đến nay, riêng làng Kon Trang Long Loi đón gần 30.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chị Trần Thị Thủy – một du khách TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Nếu đã chán với cảnh phố thị ngột ngạt, nóng nảy với các dãy nhà bê tông thì tìm về với núi rừng thiên nhiên là trào lưu mới của giới trẻ hiện nay. Du lịch Kon Tum không có kiểu chặt chém, chèo kéo. Người dân phần lớn là bà con đồng bào dân tộc thiểu số nên mến khách, thật thà, khi đi thực tế tham quan, vui chơi tại các làng cộng đồng thì du khách cảm giác được yên tâm, sống chậm với chính mình và như được trở về với quê hương”.

Du khách vui xuân, ngắm hoa anh đào ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Ảnh TTuấn
Du khách vui xuân, ngắm hoa anh đào ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Ảnh TTuấn

Nét đặc sắc của các làng du lịch cộng đồng là việc khám phá thiên nhiên, đời sống của các đồng bào người bản địa với những mái nhà rông truyền thống, cồng chiêng, múa xoang, các loại kèn, trống lưu truyền từ xa xưa…

Kon Tum hiện có trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 54%, mỗi một dân tộc đều có những phong tục tín ngưỡng riêng tạo nên các giá trị văn hóa đa dạng và phong phú.

Ngoài ra, các di tích lịch sử như Ngục Kon Tum, Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei, Di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Đặc biệt, ngã ba Đông Dương và đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử cách mạng Việt Nam đang có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm thăm lại chiến trường xưa.

Hiện nay, Kon Tum được xác định là đầu mối cho các tuyến du lịch trong nước và Quốc tế quan trọng như tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên, tuyến du lịch hành trình di sản Đông Dương, tuyến du lịch Caravan đi qua các nước Thái Lan – Campuchia - Lào và Việt Nam. Từ một vị trí chiến lược trong chiến tranh cho đến nay, Kon Tum có một tiềm năng du lịch mới lạ và đầy hấp dẫn.

Đầu xuân, các làng du lịch luôn thu hút đông đảo du khách gần xa. Ảnh TTuấn
Đầu xuân, các làng du lịch luôn thu hút đông đảo du khách gần xa. Ảnh TTuấn

Ai đó đã ví Kon Tum như “mỏ vàng” về du lịch khi đang chứa đựng nhiều tiềm năng, đặc biệt vẻ hoang sơ, hoang dã của núi rừng và con người luôn là điều mà khách du lịch muốn chinh phục, khám phá.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên tỉnh Kon Tum coi trọng việc bảo tồn, phát huy và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Tập huấn, nâng cao kiến thức về du lịch cộng đồng cho người dân địa phương. Dù xã hội có phát triển thì các giá trị bản sắc, văn hóa không thể biến đổi.

Biệt thự kiểu Pháp ở thị trấn Măng Đen khiến du khách được sống chậm, trở về gần gủi bên thiên nhiên. Ảnh TTuấn
Biệt thự kiểu Pháp ở thị trấn Măng Đen khiến du khách được sống chậm, trở về gần bên thiên nhiên. Ảnh TTuấn

Bản chất của du lịch cộng đồng là giúp người dân địa phương cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Du lịch cộng đồng phải tạo cho du khách cảm giác như được về lại chính ngôi nhà của mình, quê hương của mình.

Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Tây Nguyên là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của nước cả nước với những nét đặc trưng riêng và các điều kiện tự nhiên.

Những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam có thể cạnh tranh được với trên thị trường khu vực và Quốc tế. Bởi chỉ có loại hình tài nguyên du lịch với chất lượng cao, da dạng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú, thuận lợi thì sức hút khách du lịch càng lớn, để từ đó phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm đến nay Kon Tum vẫn đón trên 160.000 lượt khách du lịch. Trong đó lượng khách Quốc tế đạt hơn 43.500 người. Trong giai đoạn 2021 – 2025, Kon Tum phấn đấu thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh đạt khoảng 2,5 triệu lượt người vào năm 2025.

Xem thêm: odl.572878-neyugn-yat-auc-hcil-ud-gnav-om-ev-ihgn-naux-uad/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đầu xuân, nghĩ về “mỏ vàng” du lịch của Tây Nguyên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools