Tính tới ngày 16/2, trên thế giới mới chỉ có 172 triệu người được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên, tương đương tỷ lệ 2,2 trên 100 người. Hiện tại, 8 loại vaccine Covid-19 đã được các nước phê duyệt và đã hoặc đang chuẩn bị triển khai tiêm chủng.
Trong số này, vaccine do hãng dược Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech phát triển là loại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, theo dữ liệu từ trang Our World in Data.
Kết quả các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech, cùng với vaccine của Moderna - cũng là một hãng dược phẩm sinh học của Mỹ - mang lại hiệu quả phòng ngừa lên tới 95%. Kết quả này được khẳng định trong báo cáo nghiên cứu với hơn 500.000 người được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech của Công ty Dịch vụ Y tế Clalit, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất Israel.
Tất cả 8 loại vaccine Covid-19 trên đều cần được tiêm 2 liều. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong vài tuần tới khi vaccine Covid-19 tiêm một liều của công ty Johnson & Johnson được cấp phép sử dụng tại Mỹ.
Vaccine của Pfizer/BioNTech, với công nghệ mRNA, hiện là loại được sử dụng phổ biến nhất thế giới với 61 quốc gia, bao gồm Israel, Mỹ, Saudi Arabia cùng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Đứng thứ hai là vaccine do hãng dược Anh AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển với 41 quốc gia. Kết quả các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy vaccine này mang lại hiệu quả phòng ngừa 70%. Vaccine này cũng mang lại hy vọng lớn nhờ giá thành thấp, dễ phân phối, dù bị hạn chế tiêm phòng cho người trên 65 tuổi tại một số quốc gia như Đức và Ba Lan.
Phổ biến thứ ba là vaccine của Moderna khi đang được phân phối tại 27 quốc gia. Vaccine này cũng sử dụng công nghệ mRNA,
Trung Quốc có vẻ đang đi sau trên đường đua vaccine. Hai loại vaccine Covid-19 do công ty Sinopharm và Sinovac của nước này phát triển hiện mới chỉ được phê duyệt và phân phối tại lần lượt 12 và 6 nước.
Cùng cảnh ngộ là vaccine Sputnik do Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya của Nga phát triển. Dù kết quả một nghiên cứu trên tờ tuần san The Lancet cho thấy Sputnik cho hiệu quả phòng ngừa tới 91,6%, vaccine này mới chỉ được phân phối tại 9 quốc gia trên thế giới. Hungary là một trong số các quốc gia đã phê duyệt Sputnik dù chưa vaccine này chưa được các nhà chức trách EU cấp phép. Hungary cũng dự kiến triển khai tiêm chủng vaccine của Sinopharm trong vài tuần tới. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết tất cả các loại vaccine Covid-19 để được chào đón tại EU khi chúng được cấp phép.
Vaccine ít phổ biến nhất là Covaxin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ phát triển. Vaccine này hiện mới chỉ được cấp phép sử dụng tại chính nước này. Ngoài Covaxin, Ấn Độ cũng đã phê duyệt vaccine của AstraZeneca-Đại học Oxford.
Tại Việt Nam, ngày 1/2, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt có điều kiện đối với vaccine của AstraZeneca-Đại học Oxford. Dự kiến, cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3, lô vaccine đầu tiên sẽ về đến Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/2 cũng thông báo đã phê duyệt vaccine này để sử dụng cho trường hợp khẩn cấp, theo tin từ Reuters.
Xem thêm: nhc.46633458081201202-ioig-eht-nert-tahn-ueihn-gnud-nit-coud-oan-91-divoc-eniccav/nv.fefac