vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ chế COVAX giúp phân phối vắc xin cho các nước nghèo đón 'tiền tấn' từ G7

2021-02-20 00:26
Cơ chế COVAX giúp phân phối vắc xin cho các nước nghèo đón tiền tấn từ G7 - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin do Pfizer-BioNTech phát triển cho người cao tuổi tại Neuilly-sur-Seine, Pháp ngày 19-2-2021 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, với tuyên bố do Ủy ban châu Âu công bố ngày 19-2, EU đã tăng gấp đôi đóng góp của khối cho cơ chế COVAX, nỗ lực nhằm đảm bảo cung cấp vắc xin phòng COVID-19 công bằng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã thông báo về số tiền đóng góp này tại cuộc họp trực tuyến của các lãnh đạo khối G7, gồm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới là Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada.

Bà Ursula von der Leyen cho biết: "Chúng tôi cam kết đảm bảo khả năng tiếp cận phổ biến với vắc xin ở mọi nơi trên trái đất, cho tất cả những ai cần chúng. COVAX là nơi tốt nhất để giúp đạt được mục tiêu này, do đó chúng tôi quyết định tăng gấp đôi đóng góp của Ủy ban châu Âu cho COVAX, lên 1 tỉ euro. Chúng tôi muốn vắc xin sẽ sớm được đưa đến các nước có thu nhập thấp và trung bình vì chúng ta sẽ chỉ an toàn nếu cả thế giới được an toàn".

Dự kiến, trong cuộc họp đầu tiên của mình với các nhà lãnh đạo G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố khoản tài trợ ngay 2 tỉ USD cho chương trình COVAX. Ngoài ra, Mỹ sẽ đóng góp thêm 2 tỉ USD trong vòng hai năm tới khi các quốc gia khác thực hiện và đưa ra cam kết của mình.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết Đức sẽ đóng góp thêm 1,5 tỉ euro để hỗ trợ chương trình COVAX, Tổ chức Y tế thế giới và các nỗ lực quốc tế khác nhằm chống lại đại dịch. Với số tiền đóng góp mới, tổng số tiền Đức cam kết là 2,1 tỉ euro cho các nỗ lực đẩy lùi đại dịch và sẽ giúp tăng số tiền của các quỹ quốc tế cho vắc xin, thuốc và xét nghiệm lên hơn 30%.

COVAX là một cơ chế được thiết lập nhằm bảo đảm các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin COVID-19.

Trong cơ chế này, WHO phối hợp với GAVI, UNICEF, CEPI, các nhà sản xuất và các đối tác để bảo đảm các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin một cách công bằng và hiệu quả, với mức độ bao phủ khoảng 20% dân số trong năm 2021.

COVAX đặt mục tiêu cung cấp 1,3 tỉ liều vắc xin phòng COVID-19 cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2021.

WHO đã công nhận vắc xin do Pfizer và AstraZeneca sản xuất.

Vì sao các nước Mỹ Latin lệ thuộc vắc xin của Nga dù thân Mỹ?Vì sao các nước Mỹ Latin lệ thuộc vắc xin của Nga dù thân Mỹ?

TTO - Mặc dù được coi là "sân sau" về địa chính trị của Mỹ, các nước ở khu vực Mỹ Latin đang quay sang Nga để mua vắc xin đối phó với đại dịch COVID-19.

Xem thêm: mth.6004742291201202-7g-ut-nat-neit-nod-oehgn-coun-cac-ohc-nix-cav-iohp-nahp-puig-xavoc-ehc-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ chế COVAX giúp phân phối vắc xin cho các nước nghèo đón 'tiền tấn' từ G7”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools