vĐồng tin tức tài chính 365

Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden

2021-02-20 10:42

Bức thư kêu cứu

Hôm nay là tròn đúng 1 tháng sau khi ông Joe Biden - vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ tuyên thệ nhậm chức.

Trang bìa tờ The Economist số ra gần đây đăng hình ảnh, nhà lãnh đạo Mỹ cùng dòng chữ lớn "Morning after in America". Hiểu 1 cách ẩn dụ đó là sau buổi lễ ăn mừng tổng thống mới, giờ là lúc nước Mỹ cần bắt tay xử lý những thách thức trước mắt.

Và một trong số đó là cuộc chiến chip nhớ - một linh kiện nhỏ bé, nhưng có thể thay đổi tất cả. Sự thiếu hụt chip tại Mỹ do gián đoạn nguồn cung vì dịch COVID-19 đang gây áp lực hơn bao giờ hết lên chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden. Tuần qua, 21 lãnh đạo của các tập đoàn trong ngành công nghệ và bán dẫn Mỹ như: Intel, AMD, Qualcomm... phải gửi tâm thư kêu cứu tới ông chủ Nhà trắng, mong muốn tăng đầu tư cho sản xuất chip nội địa.

Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden - Ảnh 1.

21 lãnh đạo của các tập đoàn trong ngành công nghệ và bán dẫn Mỹ gửi tâm thư kêu cứu tới ông chủ Nhà trắng, mong muốn tăng đầu tư cho sản xuất chip nội địa

"Chúng tôi viết thư này để kêu gọi ngài Tổng thống hãy mạnh tay tài trợ cho nghiên cứu và sản xuất chip. Chất bán dẫn rất quan trọng với kinh tế Mỹ, với vị thể là người dẫn đầu công nghệ, và an ninh quốc gia Mỹ. Phải có chất bán dẫn mới tạo ra được những công nghệ cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng lại nước Mỹ tốt hơn của Tổng thống Biden…", bức thư có nêu.

Thậm chí bài báo của tờ The Economist còn đưa ra so sánh, nếu như trong thế kỷ 20, điểm trọng yếu nhất của kinh tế thế giới là eo biển Hormuz, nơi những thùng dầu đi qua. Thì nay, điểm nghẽn đó lại nằm tại 1một số khu công nghệ cao ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) - nơi chuyên sản xuất ra những con chip chỉ vài nanomet.

Việc thiếu nguồn lực dành cho đầu tư và nghiên cứu; không có bất cứ hỗ trợ nào với ngành công nghiệp bán dẫn đã khiến Mỹ rơi xuống vị trí 4 về thị phần sản xuất chip toàn cầu.

"Chất bán dẫn là một lĩnh vực phức tạp. Nó giống như 1 "bộ não" trong các sản phẩm công nghệ vậy. Thời gian để chế tạo ra 1 con chip hoàn thiện phải mất tới 26 tuần", ông Josh Lipton của CNBC cho biết.

Tình trạng thiếu vi mạch nghiêm trọng hiện nay đã gây ra hệ quả nhãn tiền. Nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô, đồ gia dụng đến thiết bị điện tử phải dừng dây sản xuất vì thiếu chip.

Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden - Ảnh 2.

Nước Mỹ đang đối diện với cuộc khủng hoảng thiếu chip nhớ

Một đạo luật mang tên Chips for America (Chất bán dẫn dành cho Mỹ) đã được quốc hội nước này thông qua cuối năm ngoái, nhằm cung cấp ưu đãi về thuế. Nhưng dường như điều này là chưa đủ, các nhà sản xuất cho rằng, những khoản hỗ trợ lớn hơn cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn cần nằm ngay trong kế hoạch "Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn" của ông Biden hậu COVID-19.

"Chuỗi cung ứng chip sẽ nằm tập trung tại khu vực châu Á trong ít nhất 3-5 năm tới. Tuy nhiên ông Biden có thể giúp thay đổi điều này", Giám đốc điều hành Wedbush Securities Daniel Ives đánh giá.

Việc cải thiện an ninh chuỗi cung ứng Mỹ cũng như bài toán thiếu hụt chip đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong thời gian tới.

Thưởng Tết 41 tháng lương của TMSC

Theo biểu đồ về thị phần sản xuất chip toàn cầu giai đoạn 1990 đến 2030 được Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn công bố và dự báo, nếu như Mỹ và EU từng chiếm 37% và 44% thị phần sản xuất chip toàn cầu, thì giờ con số này đã giảm 3 đến 5 lần, chỉ còn loanh quanh mức 10%.

Trong khi đó, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đi từ con số 0 đã vươn lên top 3 vị trí dẫn đầu. Đáng chú ý, Đài Loan (Trung Quốc) giờ đã nắm giữ 1/5 thị phần sản xuất chip toàn cầu.

Những năm 1970, điện tử là ngành duy nhất được chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) định hướng phát triển thành ngành công nghiệp công nghệ cao. Chiến lược đề ra là dựa trên việc tập hợp chất xám từ các viện nghiên cứu, trường đại học về chất bán dẫn. Sau đó, thành lập những doanh nghiệp theo "Mô hình Spin-off", do chính các nhà khoa học làm chủ. Nắm giữ công nghệ trong tay, các công ty Spin-off nhanh chóng thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào từ khu vực tư nhân.

Thực chất 20 doanh nghiệp chip lớn nhất của Đài Loan (Trung Quốc) hiện nay không trực tiếp sản xuất mà chỉ mua linh kiện từ 50 nghìn doanh nghiệp Spin-off về lắp ráp. Điều này cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ vững chắc trong ngành sản xuất chất bán dẫn.

"Sự tăng trưởng về doanh thu trong năm 2020 là kỷ lục. Các nước trên thế giới cũng sẽ bắt đầu tìm đến thị trường bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc)", ông Peter Kurz - Chuyên gia của Công ty chuyên quản lý đầu tư Quantum International, Đài Loan (Trung Quốc).

Hiện 7/10 công ty gia công chip lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử là đến từ Đài Loan (Trung Quốc), mang về doanh thu 95 tỷ USD trong năm 2020, chiếm gần 1/5 doanh thu toàn cầu.

Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden - Ảnh 3.

TSMC - đại gia trong ngành sản xuất chip

Một trong những cái tên đáng gờm nhất là TSMC, công ty đã vượt Samsung trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, thậm chí bỏ xa Samsung 2 năm về công nghệ. TSMC liên tục phải mở rộng nhà máy tại Mỹ, Nhật Bản và tại Đài Loan (Trung Quốc). Dịp Tết Tân sửu vừa qua, TSMC đã công bố mức thưởng Tết trung bình là 41 tháng lương cho mỗi nhân viên, nhằm giữ chân họ ở lại sản xuất xuyên tết.

Song thậm chí có chạy 100% công suất, thì TSMC cũng chỉ đáp ứng được khoảng 65% đơn hàng. Apple, NVIDIA, AMD, Qualcomm đều có hợp đồng sản xuất chip với TSMC, và sắp tới ngay cả Intel cũng dự định thuê TSMC sản xuất chip cho mình.

Cuộc chiến mới

Một lần nữa câu chuyện an ninh chuỗi cung ứng hay chuỗi sản xuất toàn cầu vì quá tập trung vào một số nơi đang buộc nhiều quốc gia phải xem xét đến chiến lược "Tự chủ sản xuất".

Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden - Ảnh 4.

Cuộc chiến sản xuất chip được dự báo sẽ rất nóng trong thời gian tới

Đi đầu hiện nay là Liên minh châu Âu, lâu nay khối này luôn chỉ tập trung vào mảng thiết kế chip, sao cho giữ lợi nhuận cao nhất trong "đường cong nụ cười". Thì giờ chính việc bị thiếu hụt lực lượng gia công chip trong thời đại 4.0 buộc EU cũng phải tính lại. Tháng 12/2020, khối này cũng công bố sáng kiến trị giá 145 tỷ USD nhằm tăng năng lực sản xuất bán dẫn, không phụ thuộc bên ngoài.

Còn Mỹ, thông tin mới nhất từ thư ký Nhà trắng, Tổng thống Biden dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để thực hiện đánh giá toàn diện chuỗi cung ứng cho các mặt hàng quan trọng, bao gồm cả chất bán dẫn.

Rõ ràng, dịch bệnh và chiến lược tự chủ dự báo sẽ khiến cuộc chiến về chip sẽ còn khốc liệt hơn trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.2670720102201202-nedib-gnoht-gnot-iug-uuc-uek-uht-mat-cub-ned-cmst-auc-gnoul-gnaht-14-tet-gnouht-ut/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ thưởng Tết 41 tháng lương của TSMC, đến bức tâm thư kêu cứu gửi Tổng thống Biden”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools