vĐồng tin tức tài chính 365

Giải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 4: Nhất Huế, nhì Sịa

2021-02-20 14:38
Giải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 4: Nhất Huế, nhì Sịa - Ảnh 1.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ

Sình vẫn chưa hẳn là sình

Chúng tôi về làng Sình khi Tết Tân Sửu vừa chạm ngõ ngôi làng nổi tiếng văn vật với lịch sử hơn 500 năm, nằm ở cuối nguồn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía đông nam. 

"Thuyền từ Đông Ba thuyền qua Đập Đá/Thuyền từ Vỹ Dạ thẳng ngã ba Sình" chính là đây, nơi sông Bồ đổ vào sông Hương. Đây là nơi ra đời tranh làng Sình - một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam bên cạnh dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống. 

"Dù ai đi đó đi đây/Mùng mười hội vật nhớ quay về Sình". Mọi năm, trai tráng làng Sình và các làng lân cận đi làm ăn xa đều nhớ ngày 10 tháng giêng để về đấu vật. Nhưng tết này gặp dịch Covid nên hội vật làng Sình đành phải tạm nghỉ.

Nhưng vì sao lại gọi là làng Sình dù làng còn có tên chữ rất hay là Lại Ân? Và dù làng có tên Lại Ân từ thuở mới khai lập vào khoảng năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông cất quân vào đây thì dân gian vẫn cứ gọi là làng Sình. 

Dân làng giải thích một cách đơn giản do nơi đây là ngã ba sông, sình lầy tụ về rất nhiều nên gọi là ngã ba Sình và làng Sình. Lại có cách giải thích khác cho rằng Sình là biến âm của chữ hình - một thế võ truyền thống của làng.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh - chủ tịch Hội Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - cho rằng Sình là từ Nôm, chỉ "sình lầy ven sông". PGS.TS ngôn ngữ học Trần Văn Sáng (Đại học Đà Nẵng) cũng cho rằng Sình là địa danh thuần Việt (sình lầy) dù nguồn gốc của nó chưa rõ ràng. 

PGS.TS Trần Thị Hồng Hạnh, khoa ngôn ngữ học Trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, đã có một nghiên cứu sâu hơn về địa danh Sình. 

Theo bà, Sình có thể từ chữ "ching" trong ngôn ngữ Chăm, với nghĩa là "khắc, khứa, khía", liên quan đến nghề khắc gỗ làm tranh của làng này. Về sau âm tiếng Chăm "ching" ban đầu ấy được Việt hóa thành âm "sình". 

Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chỉ là giả thuyết. Và Sình, cứ tưởng giản đơn là sình lầy, nhưng vẫn chưa hẳn là như vậy. Nên suốt mấy trăm năm qua, sách vở cứ ghi "đình Lại Ân" mà hội vật, tranh khắc thì "làng Sình".

Giải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 4: Nhất Huế, nhì Sịa - Ảnh 2.

Đình làng Khuông Phò - ngôi làng trung tâm của vùng Sịa được thành lập từ 550 năm trước - Ảnh: M.TỰ

Nhất Huế, nhì Sịa

Câu nói này đã thành cửa miệng của người dân cả vùng Thừa Thiên mỗi khi nhắc đến Sịa. Một vùng đất nằm bên phá Tam Giang, cách Huế khoảng 15km về phía đông bắc, được khai khẩn từ thời vua Lê Thánh Tông vào chinh phạt Champa năm 1471 (nay là thị trấn Sịa, thuộc huyện Quảng Điền). 

Đây là địa danh thuộc loại lạ lùng nhất ở Thừa Thiên Huế khiến dân gian cãi nhau bất tận, mà giới nghiên cứu thì tốn không biết bao nhiêu là giấy mực vẫn chưa thể trả lời chính xác: Sịa là gì?

Ông Đoàn Sào, trưởng ban điều hành lễ hội làng Khuông Phò, làng chính của vùng Sịa, kể rằng từ nhỏ đã nghe ông cố mình nói rằng Sịa là tiếng người Chiêm Thành (Champa), còn nghĩa thế nào thì không ai biết được. 

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho rằng Sịa là tên Nôm, xuất phát từ đặc điểm vùng đất này nằm ven phá Tam Giang, bùn lầy nhiều, bước xuống là sỉa chân. Người Huế vùng ven thường phát âm dấu hỏi thành dấu nặng nên "sỉa" thành ra "sịa". Chữ viết Nôm lại viết không thống nhất, nên khi thì viết thành chữ "sự" có "bộ thảo" (cây cỏ) và người không biết lại phiên âm ra là "sậy". Vì vậy, lâu nay trong dân gian vẫn có cách giải thích Sịa là lau sậy. 

Học giả Thái Văn Kiểm thì cho rằng có thể "Sịa" là cái sịa, một loài sàng dùng để sàng lúa gạo. Từ thập niên 1990, nhà nghiên cứu Võ Xuân Trang đưa ra giả thuyết có thể Sịa có gốc từ tiếng "siaq" - con cá, trong ngôn ngữ Pa Cô. Trong từ điển Bru-Vân Kiều của PGS Vương Hữu Lễ, từ "Sĩaq": cá đọc là "sĩa".

PGS.TS ngôn ngữ học Trần Văn Sáng, khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng, tác giả công trình nghiên cứu "Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở tây Thừa Thiên Huế" (luận án tiến sĩ năm 2013), đã đưa ra lập luận về nguồn gốc các địa danh độc âm ở Thừa Thiên Huế. 

Theo ông Sáng, Sịa có nguồn gốc từ tiếng Tà Ôi là Asiu, âm cổ là Séaq, nghĩa là "cá". Trường hợp Sịa cũng như Truồi là địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ Tà Ôi, một dân tộc thiểu số thuộc nhóm Katuic hiện đang cư trú ở phía tây Thừa Thiên Huế. Trong quá khứ, các tộc người này từng cư trú tại vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế bây giờ, xen cư với người Chăm hoặc có thể trước người Chăm, và trước cả khi người từ Đại Việt vào tiếp quản hai châu Ô, Rí.

"Huế" là gì, có tự khi nào?

Huế là biến âm từ chữ "Hóa" trong "Thuận Hóa" mà ra. Giả thuyết này được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra và cũng được nhiều người đồng tình nhất hiện nay. Thuận Hóa là tên ghép của châu Thuận và châu Hóa, là tên của hai châu Ô, Rý được đổi từ sau khi hai châu này được giao về Đại Việt. 

Trong đó, châu Hóa là vùng đất từ nam Quảng Trị vào đến Điện Bàn (Quảng Nam) mà lị sở đặt tại vùng phụ cận Huế hiện nay. TS Lê Văn Hảo, trong sách Huế giữa chúng ta xuất bản năm 1984, cho rằng "rất có thể từ Huế do Hóa (trong Thuận Hóa) đọc trại mà ra".

TS Trần Đức Anh Sơn trong sách Huế - Triều Nguyễn, một cái nhìn cho biết địa danh "Huế" xuất hiện lần đầu trong áng văn nôm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông, vào cuối thế kỷ 15, có đoạn văn mô tả việc mua bán của thương nhân: "... Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bị hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vơi then". 

Giữa thế kỷ 17, địa danh "Huế" lại xuất hiện trong Từ điển Việt - Bồ - Latin của Alexandre de Rhodes, bản in năm 1651: "Hóa, Kẻ Hóa, Thuận Hóa: kinh đô xứ Côsinh mà người Bồ Đào Nha gọi là Sinua. Kẻ Hoế. Cùng một nghĩa". 

Cuối thế kỷ 17, trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng có nhắc đến địa danh Huế. TS Sơn nhận định: "Nhìn chung, người ta cho rằng Huế là biến âm của Hóa, chí ít cũng có mối quan hệ với chữ Hóa (Thuận Hóa - Hóa Châu - Hóa - Kẻ Hóa - Kẻ Hoế - Huế).

Từ điển Tiếng Huế của Bùi Minh Đức (2009) giải nghĩa từ "Huế", ngoài những thông tin như trên đây còn cung cấp một thông tin khác như là một giả thuyết mới do một học giả người Chăm đưa ra: Huế do một từ Chăm cổ được phát hiện trong một áng văn bia, phiên âm Latin là "Hue", có nghĩa là "mùi thơm", dùng chỉ một đô thị của Champa ở gần một con sông.

Theo nhận định của Trần Thanh Tâm - Huỳnh Đình Kết, tác giả sách Địa danh thành phố Huế, Huế - xứ Huế là tên gọi dân gian dùng để chỉ một xứ đất, một vùng văn hóa không được minh định địa giới rõ ràng. Cho đến ngày 20-10-1898, vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập "thị xã Huế" thì Huế chính thức trở thành địa danh hành chính có giá trị pháp lý.

Đã hơn 500 năm kể từ khi "Huế" xuất hiện trong văn Nôm và hơn 120 năm "Huế" trở thành địa danh trong văn bản hành chính, vẫn chưa thể xác định rõ "Huế" nghĩa là gì. Vì vậy, không thể biết "Huế" có tự bao giờ. Huế vẫn cứ là một bí ẩn, mời gọi muôn người tiếp tục khám phá...

*************

Cái tên làng khiến con trai đi qua bùi ngùi, con gái phải bâng khuâng này đã chạm đến điều mà xã hội xưa đặt nặng lên người phụ nữ: sự trong trắng, tiết trinh...

Kỳ tới: Nhớ nhung làng trinh tiết

Giải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 3: Chắc gì là Chắc Cà ĐaoGiải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 3: Chắc gì là Chắc Cà Đao

TTO - Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Xem thêm: mth.69172301102201202-ais-ihn-euh-tahn-4-yk-al-yk-hnad-aid-gnuhn-tam-iaig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải mật những địa danh kỳ lạ - Kỳ 4: Nhất Huế, nhì Sịa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools