vĐồng tin tức tài chính 365

Bắc Ninh không cấm xe chở nông sản từ Hải Dương

2021-02-20 17:50

Ngày 19-2, UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản hỏa tốc yêu cầu các cơ quan trên địa bàn tỉnh này tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, doanh nghiệp của các tỉnh.

Với văn bản này đồng nghĩa với việc các xe nông sản, hàng hóa của tỉnh Hải Dương vẫn được phép ra, vào Bắc Ninh khi đáp ứng đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Bắc Ninh không cấm xe chở nông sản từ Hải Dương  - ảnh 1
Những ngày qua, tình hình tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương gặp nhiều khó khăn do các tỉnh quản lý chặt việc lưu thông đối với người và xe của tỉnh Hải Dương, kể cả các xe trung chuyển hàng nông sản. Ảnh: VIỆT ANH

Cụ thể, trong văn bản này, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết ngày 16-2, tỉnh đã ban hành văn bản số 98, trong đó có nội dung cho phép các phương tiện vận tải hàng hóa của các tỉnh, thành phố được phép vào Bắc Ninh khi có đầy đủ giấy tờ tùy thân, hàng hóa, khai báo y tế.

"Tuy nhiên, thời gian qua các chốt liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh đã nêu trên" - UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết.

Do đó, để triển khai các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, hỗ trợ các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong tiêu thụ hàng hóa, UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tại chốt liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, nông sản phục vụ sản xuất của các tỉnh, thành phố được lưu thông qua các chốt liên ngành.

Tuy nhiên, chỉ cho phép mỗi xe có một lái xe được phép vào Bắc Ninh khi có đầy đủ giấy tờ tùy thân, hàng hóa, khai báo y tế và đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết chỉ tạm dừng lưu thông đối với các xe chở hành khách, xe tư nhân mang biển kiểm soát tỉnh Hải Dương và xuất phát từ Hải Dương vào địa phận tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tỉnh Hải Dương cách ly xã hội.

Trước đó, trao đổi với PLO, ông Vũ Việt Anh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, Sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Bộ NN&PTNT và các tỉnh lân cận tháo gỡ cho việc lưu thông hàng hóa của bà con.

Đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức thu mua nông sản cho nông dân, với điều kiện phải tuân thủ nghiêm túc việc phòng chống dịch.

Tuy nhiên, hiện tình hình tiêu thụ vẫn rất khó khăn do các tỉnh đang quản lý chặt việc lưu thông đối với người và xe của tỉnh Hải Dương, kể cả các xe trung chuyển hàng nông sản. Trong khi đó, hiện nay đang là cao điểm thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ cà rốt và rau cuối vụ đông của tỉnh.

Tại cuộc họp chiều 19-2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhiều ý kiến cũng phản ánh thực tế lưu thông hàng hóa, nông sản, xuất khẩu từ Hải Dương qua các địa phương lân cận đều “khó ra, khó vào”, bị “ngăn sông cấm chợ”.

Việc vận chuyển hàng hóa vào khu vực phong toả cũng rất khó khăn (trừ hàng hóa thiết yếu). Các thị trường tiêu thụ cũng e dè với hàng hóa đến từ vùng dịch, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu thông an toàn…

Ghi nhận các ý kiến phản ánh, Ban Chỉ đạo cho rằng những bất cập trong lưu thông hàng hóa từ Hải Dương qua các tỉnh lân cận trong những ngày qua bản chất là do các tỉnh hiểu chưa chính xác về khái niệm ổ dịch, vùng dịch.

Các chuyên gia và các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần phải làm rõ định nghĩa “ổ dịch” và “vùng dịch” để tránh tình trạng "ngăn sông, cấm chợ".

Xem thêm: lmth.032869-gnoud-iah-ut-nas-gnon-ohc-ex-mac-gnohk-hnin-cab/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bắc Ninh không cấm xe chở nông sản từ Hải Dương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools