vĐồng tin tức tài chính 365

Cú vươn mình ngoạn mục của kinh tế tư nhân

2021-02-22 06:31

Thời gian qua, kinh tế tư nhân phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều tập đoàn lớn, có nhiều đóng góp vào tăng trưởng. Đặc biệt, khu vực tư nhân đi đầu vượt khó với tinh thần sáng tạo.

Cú vươn mình ngoạn mục của kinh tế tư nhân - ảnh 1
Nhà nước khẳng định kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam. Trong ảnh: VinFast sản xuất ô tô. Ảnh: PM

Làm được những điều ít người tin

Vào năm 2019, thông tin Tập đoàn Vingroup sẽ sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam gây xôn xao thị trường. Nhiều người đã tỏ vẻ không tin về khả năng một doanh nghiệp tư nhân Việt lại đủ khả năng làm ô tô thành công. Bởi suốt mấy chục năm trước đó, với sự hỗ trợ từ Nhà nước về chính sách, thuế và phí, Việt Nam vẫn chưa có ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa.

Nhưng chưa đầy hai năm, những chiếc xe VinFast, một công ty con của Vingroup đã xuất hiện trên đường phố, thậm chí lọt vào tốp các thương hiệu ô tô bán chạy trên thị trường. Chưa dừng tại đó, VinFast đã sản xuất các dòng xe điện theo xu hướng mới nhất của thế giới với tham vọng xuất khẩu sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Mỹ…

Thời sống bằng xin-cho qua rồi

Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đông nhưng chưa mạnh, còn thấp so với thế giới. Do đó, bản thân các công ty tư nhân phải nâng cấp về quản trị, công nghệ đặc biệt trong bối cảnh kinh tế số và cơ hội nảy sinh từ nhiều thách thức lớn.

“Chúng ta đã qua thời doanh nghiệp sống bằng cơ chế xin-cho. Bây giờ sống bằng cạnh tranh sòng phẳng, quản trị công nghệ. Doanh nghiệp tư nhân tự thân nâng cấp để cạnh tranh nhưng song hành với đó Nhà nước phải đổi mới thể chế để hỗ trợ dẫn dắt khu vực tư nhân bứt phá” - ông Lộc nói. 

“Chúng tôi đang chuyển mình thành công ty công nghệ với những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất thế giới là Mỹ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đăng ký hàng chục bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế tại Mỹ” - bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup, tự tin cho biết.

Chỉ trong một thập niên cất cánh, VietJet đã tạo ra một thị trường hàng không đầy sôi động, mở ra con đường hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Hãng bay này đã tăng tốc mạnh để chiếm thị phần thứ hai trong thị trường hàng không Việt. Hãng này có lẽ cũng là động lực cho nhiều công ty tư nhân tham gia vào ngành hàng không mà những cái tên như Bamboo, Vietravel Airlines là điển hình.

Tương tự, một đại diện khác cho nhiều công ty tư nhân đang ngày càng lớn mạnh trên thị trường và đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế là Tập đoàn Minh Phú, được mệnh danh là vua tôm tại Việt Nam và là ông lớn trong làng xuất khẩu tôm của thế giới. Mất không đầy một thập niên, doanh thu Minh Phú từ 7.000 tỉ đồng vào năm 2011, đến năm 2019 đã leo lên con số khủng 17.000 tỉ đồng.

Sự lớn mạnh của Minh Phú được ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex, nhận xét: “Minh Phú là một công ty tư nhân do những người chủ điều hành vừa giỏi nghề vừa có tinh thần làm ăn rất mạnh mẽ. Vì là tư nhân nên cách đi của họ cũng sẽ khác, họ sẵn sàng đột phá trong đầu tư. Họ thấy lợi và quyết xuống tiền nhanh đầu tư. Qua đó, họ tạo ra nguồn tiền lớn và một khi có tiềm lực tài chính, họ có thể làm được nhiều việc”.

Bên cạnh những tên tuổi trên còn rất dễ nhận thấy hàng loạt đại gia nổi bật trong vai trò kinh tế tư nhân như Thaco, TH True Milk, Sun Group… Họ không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần thay đổi nhiều vùng đất hoang hóa thành khu vực phát triển đầy tiềm năng.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá nhiều năm qua, Đảng có nhiều nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, gần đây có Nghị quyết số 10 phát triển thành phần kinh tế tư nhân và xác định thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã triển khai nhiều luật bảo đảm cơ hội làm ăn, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh. Từ đó giảm chi phí đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ tài sản của người đầu tư một cách tốt hơn để mọi người an tâm đầu tư và kinh tế tư nhân phát triển hơn.

Phải có chính sách bảo lãnh ý tưởng mới

Nhiều chuyên gia kỳ vọng vào sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân để trở thành đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực mũi nhọn, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay nước ta có một số tập đoàn tư nhân lớn mạnh, vươn đến chuẩn mực toàn cầu và cũng đã có một số tập đoàn đạt quy mô tầm khu vực.

Nhưng các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn vẫn còn quá ít, do đó cần chính sách để hỗ trợ cho các đầu tàu về kinh tế tư nhân. Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa có một thế hệ các nhà công nghiệp cũng như một cộng đồng doanh nghiệp mạnh.

“Việt Nam phải thiết lập được cả cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, đặc biệt cần thiết lập thế liên kết doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ; giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” - ông Lộc nhấn mạnh.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng gần đây Việt Nam đã dành nhiều hơn nguồn lực về đất đai để khuyến khích công ty tư nhân đầu tư và sản xuất. Đây là định hướng đúng. Tuy nhiên, điều mà các công ty tư nhân cần lúc này là thể chế, môi trường đầu tư thuận lợi và đất sạch.

 Không chỉ vậy, phải có thể chế kiểm soát giá thị trường bất động sản Việt Nam để giá đất phải hợp lý. Nếu cứ để giá bất động sản leo thang thì đất chỉ là đất, không thể sản xuất được vì không ai thuê được, đất sẽ treo, quy hoạch sẽ treo, làm dự án sẽ treo.

“Khu vực tư nhân cũng rất cần các chính sách hỗ trợ như bảo lãnh tín dụng để triển khai các ý tưởng. Vì khi nghiên cứu ý tưởng ra, đến ngân hàng vay để thực hiện thì luôn bị đòi hỏi tài sản thế chấp. Ngân hàng Việt Nam chưa có xu hướng thế chấp ý tưởng. Nhà nước phải có chính sách bảo lãnh cho những ý tưởng mới ra đời và chấp nhận sự đánh đổi, vì 100 ý tưởng ra đời thì rất ít ý tưởng đi vào hiện thực” - TS Ngân nhấn mạnh.

Đđầu vượt khó, sáng tạo

Theo một báo cáo của quỹ đầu tư Eastspring Investments, tính đến năm 2019, các công ty tư nhân chiếm khoảng 49% trong tổng số 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Đáng chú ý, các công ty tư nhân tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước (17,8% so với 17,2%) và có mức định giá hấp dẫn hơn. Đặc biệt có 12 công ty tư nhân được định giá trên 1 tỉ USD và đây cũng là những đơn vị dẫn dầu trong sân chơi thuộc lĩnh vực của họ.

Khu vực tư nhân vẫn đi đầu vượt khó với tinh thần sáng tạo. Tuy vậy, các yếu tố hạn chế của khu vực tư nhân chủ yếu là năng suất thấp, trong khi chi phí lao động tăng. 

 

Xem thêm: lmth.834869-nahn-ut-et-hnik-auc-cum-naogn-hnim-nouv-uc/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cú vươn mình ngoạn mục của kinh tế tư nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools