vĐồng tin tức tài chính 365

Phim Việt chưa thể sống bằng phát hành trực tuyến

2021-02-22 08:53

Hơn một năm điêu đứng với đại dịch COVID-19, nhiều phim điện ảnh Việt đã chuyển sang phát hành trực tuyến ở các nền tảng xem phim trực tuyến. Tính từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát đến nay, những nền tảng OTT (Over The Top - dịch vụ gia tăng trên nền tảng mạng) xem phim trực tuyến của Việt Nam: FPT Play, Galaxy Play, DANET, VieON… phát triển mạnh mẽ.

Phim Việt chưa thể sống bằng phát hành trực tuyến - ảnh 1
Phim Tiệc trăng máu sau khi thu 175 tỉ đồng ở rạp trong năm 2020 đã phát hành độc quyền trên Galaxy Play từ ngày 30 tết vừa qua.
Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp

Một năm phát triển của OTT

Rất nhiều phim điện ảnh: Tiệc trăng máu, Ròm, Chị chị em em, Mắt biếc, Cua lại vợ bầu, Cô gái đến từ hôm qua, Lật mặt, Gái già lắm chiêu, Chạy đi rồi tính, Thiên linh cái, Đôi mắt âm dương… đều được công chiếu độc quyền trên từng nền tảng khác nhau.

Và khi COVID-19 vẫn hoành hành, ngay trong tháng 1, rất nhiều phim bom tấn nước ngoài vừa phát hành tại rạp vừa chọn phát hành đồng thời trên các nền tảng trực tuyến. Điển hình nhất là hai bộ phim bom tấn Soul Wonder Woman 1984 phát hành song song tại rạp và các nền tảng xem phim trực tuyến. Điều này phần nào giúp nhà sản xuất tối ưu chi phí, lại đưa được đứa con tinh thần đến với khán giả yêu điện ảnh. 

Trong các nền tảng xem phim trực tuyến của Việt Nam kể trên, năm vừa qua Galaxy Play và VieON là hai nền tảng tự đầu tư sản xuất nhiều nội dung chứ không chỉ phát lại “nước hai” các phim đã ra rạp. Hàng loạt phim bộ độc quyền (Original series) được Galaxy Play đầu tư sản xuất: Sugar Daddy & Sugar Baby, Gái ngàn đô 2, Chị mẹ học yêu, Đặc nhiệm hốt sao, Bông hồng lửa, Trong màn đêm không chớp mắt

“Trong năm 2020, giữa đại dịch COIVD-19, mảng phim bộ trên Galaxy Play tăng trưởng gấp 2-3 lần, số người dùng cũng tăng rất nhiều. Nếu nội dung của mình đủ tốt thì người dùng họ sẽ tìm cách để được xem. Tuy nhiên, một trong những trở ngại của chúng tôi hiện tại là phương thức thanh toán trực tuyến (online) vẫn còn hạn chế vì người Việt vẫn còn thói quen xài tiền mặt chủ yếu. Vì vậy, tôi tin vài năm nữa, xã hội phát triển thì một số hạn chế đó sẽ được cải thiện” - bà Lưu Thị Thanh Lan, Giám đốc Galaxy Play, chia sẻ.

OTT chưa thể là mảnh đất màu mỡ cho điện ảnh

Dẫu sẽ phát triển nhưng các nền tảng xem phim trực tuyến chưa thể là đầu ra cho phim điện ảnh Việt. Ngoài lý do giới hạn người dùng bởi người Việt chưa quen các phương thức thanh toán online như bà Thanh Lan nói bên trên thì còn rất nhiều lý do khác…

Đầu tiên chính là vấn đề kinh tế. Những phim Original series kinh phí đầu tư vẫn thấp hơn nhiều một bộ phim điện ảnh và được chọn lựa nhiều hơn phim điện ảnh với khán giả xem phim trực tuyến. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, với “Original series thì ngân sách làm phim hiện tại chắc chắn đang bỏ ra nhiều hơn thu vào nhưng đây là chiến lược chúng tôi muốn đi lâu dài nên buộc phải đầu tư” - bà Lưu Thị Thanh Lan nói thêm.

Chính vì thế, đầu tư làm một phim điện ảnh chỉ để phát hành OTT thì chưa nhà sản xuất phim Việt nào dại dột làm. “Một phim điện ảnh bây giờ đầu tư ít nhất từ 10 tỉ đến 20 tỉ đồng, OTT mua độc quyền cao lắm cũng chỉ 2 tỉ đồng. Nên nếu đầu tư phim điện ảnh quy mô mà để phát hành trên OTT thì lỗ chắc” - một nhà sản xuất cho biết.

Hay thậm chí chẳng đặng đừng dịch COVID-19 kéo dài quá lâu khiến các hệ thống rạp không thể mở cửa, khán giả quên thói quen đến rạp… thì các nhà sản xuất hầu hết chọn phương cách “đắp mền” phim đã hoàn thành chờ qua dịch. Điển hình như bốn phim điện ảnh dự kiến ra rạp mùa tết Nguyên đán này: Gái già lắm chiêu V, Lật mặt: 48 giờ, Trạng Tí Bố già cũng đều chờ dịch qua, rạp mở và khán giả ra rạp.

Ít nhất 10 năm gầy dựng

Ông lớn của phim OTT như Netflix mất gần 10 năm để xây dựng nền tảng khán giả cho mình. Còn khá lâu dòng phim OTT của Việt Nam mới có phim đạt chất lượng cao để chen chân vào thị trường tiềm năng tương lai đầy hứa hẹn này.

Đạo diễn TRẦN NGUYỄN BẢO NHÂN 

Đạo diễn, nhà sản xuất Trần Nguyễn Bảo Nhân của sêri Gái già lắm chiêu nhìn nhận thẳng thắn: “Hiện tại, chưa có một hệ thống OTT nào thu lợi nhuận đủ cho vận hành mà chỉ đang giai đoạn đầu tư để xây dựng một quần thể và thói quen xem phim trên OTT.

Việc phim điện ảnh phát lại trên OTT chỉ là cách để phục vụ cho việc quảng bá phim sau khi hoàn thành chiếu rạp. Đây là một cách để khán giả nào bỏ lỡ cơ hội xem phim ngoài rạp vẫn có thể xem lại trên OTT chứ hoàn toàn chưa thu lợi nhuận cho nhà sản xuất. OTT không phải là mục tiêu kinh doanh nếu nghĩ đến lợi nhuận sau chiếu rạp. Bên cạnh đó, chính khán giả Việt Nam chưa xây dựng được thói quen xem phim trên OTT và chưa có nhà sản xuất nào ở Việt Nam đầu tư để có tác phẩm chất lượng cao như điện ảnh chỉ phục vụ cho kênh OTT. Hầu hết dự án sêri trên OTT được đầu tư với kinh phí trung bình cũng chưa tạo được tiếng vang hay chất lượng để lôi kéo thị hiếu khán giả đến với hình thức này”.

Xem thêm: lmth.454869-neyut-curt-hnah-tahp-gnab-gnos-eht-auhc-teiv-mihp/irt-iaig/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phim Việt chưa thể sống bằng phát hành trực tuyến”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools