Chiều 22-1, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, trực tiếp đi kiểm tra hiện trường vụ tàu container đâm gãy cần cầu thi công cầu Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Làm rõ trách nhiệm các bên
Tại buổi làm việc, sau khi nghe ý kiến của các đơn vị, căn cứ theo các quy định của pháp luật, các bên thống nhất xác định đây là sự cố tai nạn hàng hải. Theo đó, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn giao Cảng vụ hàng hải TP HCM sớm điều tra tổng thể nguyên nhân vụ việc, báo cáo về Bộ GTVT trước 30-3.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn yêu cầu các đơn vị liên quan sớm điều tra nguyên nhân vụ tài container đâm gảy cẩu tháp thi công cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức – Long Thành. Ảnh PHAN DOÃN.
Thứ trưởng cũng đề nghị Tổng công ty đầu tư phát triển đưởng cao tốc Việt Nam (VEC), nhà thầu xây dựng, tư vấn, phối hợp với Cảng vụ hàng hải TP HCM cung cấp các số liệu để điều tra. Trong quá trình điều tra phải làm rõ thời điểm tàu chết máy, vì sau tàu chết máy?
Đồng thời, các đơn vị cần xác định tải trọng tàu, tốc độ tàu trước khi va chạm, tốc độ gió, hướng gió…phục vụ cho việc phân tích tác động đến kết cấu công trình. Qua đó làm rõ trách nhiệm của các bên, đồng thời yêu cầu đền bù các thiệt hại đúng mức.
Thứ trưởng yêu cầu VEC chỉ đạo tư vấn, nhà thầu rà lại công tác đảm bảo an toàn hàng hải trong quá trình thi công dự án.
Ông Tuấn Anh cũng yêu cầu chủ đầu tư thành lập tổ đánh giá rà soát về chất lượng công trình, tính vĩnh cửu của các hạng mục, đảm bảo công trình sau này đưa vào khai thác phải an toàn lâu dài.
Thứ trưởng giao Cảng vụ hàng hải TP HCM chỉ đạo các đơn vị thanh thải các vật cản dưới luồng để đảm bảo an toàn hàng hải. Tất cả các công việc phải hoàn thành trong tháng 3 để đến tháng 4 có thể triển khai thi công trở lại khi có nguồn vốn.
VEC được giao chủ trì làm việc với các nhà thầu để đưa ra giải pháp có phương án đưa cẩu khác vào thay thế, chủ động tiến độ thi công trở lại dự án.
Tại hiện trường, luồng hàng hải đã được thông tuyến bình thường. Tại trụ P16 phía bờ Nhơn Trạch, một phần của cẩu tháp bị gãy đổ còn sót lại, một phần nhô lên mặt nước.
Trên trụ cầu, phía dưới dầm ngang trụ tháp P16, một phần kế cấu chống va xôn bị sứt mẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của tư vấn, phần này được thiết kế để chống tàu va xô trực tiếp, khi tau va vào sẽ bị trượt đi, không đâm trực diện vào trụ cầu.
Tổ chức, cá nhân gây sự cố chịu trách nhiệm
Tại đây, ông Nguyễn Phương Vinh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cienco 4, cho biết để thi công cầu Phước Khánh, Cienco 4 đã đặt mua cần cẩu chuyên dùng từ nước ngoài với trị giá hơn 13 tỉ đồng. Ngoài ra còn có các chi phí để thi công hệ thống bệ để lắp cẩu, các biện pháp thi công…
Ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC, cho biết trụ tháp cầu dây văng Phước Khánh được thiết kế va tàu trực tiếp vào thân trụ với tải trọng thiết kế 20.000 tấn, trong khi thông số tàu Phúc Khánh đươc cấp có tải trọng hơn 8.200 tấn.
Trước khi va đập, tàu bị chết máy nên vận tốc tàu đã bị giảm. Theo đánh giá sơ bộ, đơn vị chức năng chưa phát hiện thấy hư hỏng kết cấu chính của công trình mà chủ yếu chỉ là sự cố sập đổ máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng, gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng.
Ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải TP HCM, thông tin qua quá trình điều tra ban đầu cho thấy trước khi tàu chết máy, thuỷ thủ đoàn đã thả neo nhưng tàu chưa neo kịp, vì vậy dẫn đến sự cố va đập vào cần cẩu.
Về chi phí bồi thường thiệt hại và chi phí khắc phục, theo quy định tại Nghị định 06/2021, sẽ do tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chịu trách nhiệm. Cụ thể ở đây là trách nhiệm thuộc về chủ tàu Phúc Khánh, thông qua các tổ chức giám định, bảo hiểm phía chủ tàu.
Tuy vậy, ngoài thiệt hại vật chất được đánh giá, giám định thực tế, do đó cần có thời gian thực hiện công tác giám định, thương thảo giữa các bên và thời gian khác phục vụ số.