Năm ngoái, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các doanh nghiệp bất động sản mất 6 tháng kích hoạt trạng thái "ngủ đông", ngừng giao dịch. Tuy nhiên, năm nay, các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt hơn, tìm nhiều cách để "xoay xở", ứng phó với đại dịch, trong đó, chuyển đổi sang bán hàng online đang là cách phổ biến. Nhiều sản phẩm có giá vài tỷ, vài chục tỷ đã xuất hiện trên chợ online nhà đất.
Từ tháng 4 năm ngoái, anh Vũ Kim Tuấn - một môi giới BĐS kỳ cựu, đã mày mò học cách livestream bán hàng trực tuyến. Hiện nay, mỗi tuần anh đều đặn lên bán nhà đất theo cách này.
Tuy nhiên, trong khi các mặt hàng như quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng, khách hàng thường chốt mua ngay trên livestream, bất động sản lại khó hơn.
Ông Đinh Thế Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Công ty Hải Phát Land, cho biết: "Bất động sản cần tư vấn tính pháp lý, giá trị lớn. Thời gian đầu chúng tôi rất khó khăn thuyết phục khách hàng xem hay thiếu các phương thức thanh toán. Nhưng giờ khách hàng dễ dàng tiếp nhận hơn".
Theo các sàn, cách livestream chủ yếu là cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho khách hàng còn việc chốt mua thì cần phải có sự tư vấn sâu hơn giữa khách hàng và người môi giới. Vì vậy, các sàn vẫn phải duy trì song song, vừa tiếp thị truyền thống, vừa tận dụng kênh online.
Ông Tống Thanh Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty Sky Group, nói: "Chúng ta đã trải qua 3 đợt dịch, hiện tại khách hàng đã quen tiếp cận online. Thống kê chúng tôi chuyển đổi được, lúc đầu khách tiếp cận chỉ 5-10% nhưng hiện tại tăng lên 15%. Chúng tôi kỳ vọng tăng 15-17%".
Theo ghi nhận, hiện nay, hầu hết các đơn vị bán hàng BĐS đều sử dụng kênh online. Không chỉ dừng ở các tư vấn, livestream hay YouTube trải nghiệm mà các sàn còn tổ chức lễ mở bán online. Tuy hiệu quả chưa thể thay thế tức thì như bán hàng trực tiếp, nhưng rõ ràng, đây là kênh phù hợp với bối cạnh dịch bệnh hiện nay. Mặc khác việc bán hàng online cũng đang giúp thông tin nhà đất trở nên minh bạch hơn, cạnh tranh hơn.
Doanh nghiệp BĐS tìm cách ứng phó trong dịch COVID-19
Mọi năm, sau Tết Âm lịch, thị trường BĐS gần như chỉ hoạt động trở lại sau Rằm tháng Giêng nhưng năm nay, có vẻ như hoạt động sản xuất kinh doanh không thể chậm chễ. Các doanh nghiệp khẳng định, họ sẽ không để xảy ra tình trạng "ngủ đông".
Nhiều công trường đã hoạt động tấp nập trở lại với không khí sôi động, khẩn trương. Có được điều này là nhờ các chủ đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm ứng phó với dịch COVID-19 suốt 1 năm qua.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các công nhân đã quay trở lại làm việc trên công trường, trừ các công nhân đến từ vùng dịch. Năm ngoái, trong đợt giãn cách xã hội ở Hà Nội, nhiều công trường phải tạm dừng hoạt động trong 1-2 tuần. Năm nay, các doanh nghiệp đều trông đợi đợt chống dịch sẽ có hiệu quả, tránh gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình minh họa
Nhiều doanh nghiệp cho biết, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, họ sẽ tập trung xử lý hoàn thành các thủ tục pháp lý cho các dự án còn dang dở. Ngay sau khi tình hình ổn định, các công ty sẽ lập tức bung hàng.
Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bất động sản BHS, chia sẻ: "Chúng tôi thúc đẩy làm việc online, làm việc tại chỗ. Họp online với đối tác, thời điểm có dịch thì chúng tôi làm online là chính".
Hiện nay, nguồn cung dự án không có nhiều trong khi nhu cầu mua BĐS để giữ tài sản vẫn cao. Cho nên, nhiều ý kiến cho rằng, giao dịch BĐS năm 2021 vẫn có nhiều tiến triển khả quan. Thậm chí, theo dự báo, giá phân khúc chung cư vẫn có thể tăng nhẹ, từ 1-4% so với năm ngoái. Phân khúc đất nền có thể tăng trên dưới 5%.
Kiến nghị của doanh nghiệp BĐS trong năm 2021
Trước tình hình bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính vừa qua đã có đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp. Với lĩnh vực đặc thù như BĐS, các doanh nghiệp cũng đưa ra 1 số kiến nghị, đề xuất, để khơi thông thị trường này trong năm 2021.
Kiến nghị của doanh nghiệp BĐS trong năm 2021
Theo khảo sát của 1 số đơn vị nghiên cứu, BĐS vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hàng đầu bên cạnh các kênh vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm. Thị trường này cũng cho thấy sự phục hồi tích cực vào cuối năm 2020, khi lượng giao dịch và giá bán đều tăng. Bởi vậy, các doanh vẫn khá tự tin vào khả năng hồi phục của thị trường trong năm nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!