vĐồng tin tức tài chính 365

Đời 'công' không tết

2021-02-23 11:16
Đời công không tết - Ảnh 1.

Bữa “cỗ tết” trong lúc chờ thông quan của nhóm tài xế Nguyễn Hòa- Ảnh: VŨ TUẤN

Vợ em chuẩn bị cho ăn tết trên đường đó. Thịt kho đúng kiểu quê em nè! Cả hũ dưa hành nè, vợ em kêu em mang đi ăn cho đỡ nhớ quê, nhớ vợ con.

Tài xế Phạm Anh Quang

"Mình đã nhận hàng rồi là phải giao hàng đúng hẹn, không là đói thật" - nghe giọng nói ngây ngô của cậu con trai 3 tuổi qua điện thoại, tài xế Phạm Anh Quang dừng tâm sự, hướng màn hình lên trần cabin để giấu đôi mắt buồn của người cha. Rồi tạm biệt vợ con, cúp điện thoại, anh nổ máy xe...

"Sao ba không về ăn tết với con?"

Chiếc xe đầu kéo rùng rùng chạy ra quốc lộ. Đầu năm dịch giã chưa dứt, đường sá vắng tanh, chiếc xe bon bon từ cầu Gò Dưa chạy ra cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai).

"Ngày thường mỗi xe tụi em đi hai người thay nhau lái. Tết nhứt thế này ai cũng muốn ở nhà, em trót nhận với người ta rồi phải chạy cho kịp chuyến hàng" - Quang nói, tấm ảnh nhỏ chụp chung với gia đình trên táplô đung đưa mỗi khi xe gặp ổ gà.

Thùng xe của Phạm Anh Quang có hơn 20 tấn thanh long, anh phải giao cho chủ hàng bên Trung Quốc trước ngày mùng 7. Chiều 30 tháng chạp, Quang mới xong thủ tục giao hàng ở cửa khẩu Bình Hiệp (Long An), rồi lại chạy về "ăn hàng" ở vựa hoa quả gần cầu Gò Dưa (quận Bình Thạnh, TP.HCM).

"Chạy miết rồi cũng quen anh - Quang chia sẻ - lái xe "công" (container) như chúng em ngủ ít lắm. Chạy đường dài mệt đâu ngủ đó, nhưng ngày chỉ ngủ vài tiếng thôi. Người ta nói tụi em "chơi đồ" (ma túy) tội cho tụi em lắm! Mỗi chuyến chạy xe xuyên Việt thế này, công cán được có vài triệu, nuôi vợ con chưa đủ. Chạy miết thì quen thôi".

Quang mỉm cười khoe: "Quê em ở Bình Định, anh cứ hỏi nơi nào có nhiều tài công nhứt thì đó là quê em". Quang mê chiếc vôlăng từ khi còn nhỏ, theo cha lái máy cày trên ruộng. Học hết phổ thông đi lính, ra quân là Quang đi học lái ngay. Mới đầu anh đi lái mướn xe thùng cho vựa hoa quả, khi đủ thời gian nâng bằng lái, anh chạy xe đường dài.

Chuyến xe đầu tiên anh cầm lái là một chuyến chở rau củ từ Hưng Yên vào Đắc Lắk, mới đó đã bảy năm. Quang đi hết các cửa khẩu từ Bắc chí Nam. Dọc dải đất hình chữ S này, có tháng anh đi mấy lượt Nam - Bắc. Cửa khẩu anh có mặt nhiều nhất chính là Kim Thành của Lào Cai.

Quang đánh xe vào bãi, lấy số đợi đến lượt qua cửa khẩu giao hàng. Anh mở chiếc hòm dưới gầm rơmooc lôi ra một chiếc bếp gas mini, vài chiếc nồi và một hũ hành muối, nhiều ớt.

Đời công không tết - Ảnh 3.

Hiện nay mỗi ngày có khoảng 100 xe thanh long qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Ảnh: VŨ TUẤN

Gia đình trên cabin

Những ngày đầu năm, bãi xe cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) rầm rập tiếng máy. Hơn trăm xe container nổ máy để chạy máy lạnh thùng xe. Tiếng động cơ gầm rú, tiếng í ới gọi nhau, tiếng hỏi thăm lo lắng, tiếng cười đến phiên được "qua cửa"...

Trương Tấn Hiệu nổ máy cho xe chờ ngay trước cửa khu vực kiểm tra thủ tục xuất cảnh ở cửa khẩu Kim Thành. Hiệu đưa xe vào bãi từ sáng, đến đầu giờ chiều vẫn chưa đến lượt vì quá đông. Mồ hôi lấm tấm trên trán, một tay nắm vôlăng, một tay đặt lên cần số. Hiệu sốt ruột vì vợ con anh đang ở một nhà nghỉ gần thành phố đợi anh.

Đang mùa dịch, Hiệu không muốn vợ con lên cửa khẩu, anh dặn đợi anh về cả nhà đi ăn cơm. Hôm nay quán cơm bụi ở bãi xe mở hàng, mấy ngày ăn bánh tráng, bánh tét miết, cả nhà nóng bụng.

Hiệu không nhớ hết bao nhiêu cái tết anh ăn bánh tét trên đường. Cả năm xa nhà, năm nay lại có chuyến hàng phải đi sớm, cả gia đình trẻ của tài xế bồng bế nhau lên cabin cùng nhau đi từ Nam ra Bắc.

Trước đó chị Đầm, vợ Hiệu, ôm đứa con chưa đầy 3 tuổi ngồi bên ghế phụ. Lúc mỏi thì ngủ luôn ở chiếc giường nhỏ trong cabin. Hiệu phải chạy xe nhiều, chị sợ anh buồn ngủ nên cũng thức suốt để động viên chồng. Mấy ngày theo xe từ Bình Định ra đến Lào Cai, hai mắt chị thâm quầng vì ít ngủ như chồng. Chị cười: "Được đi cùng nhau là chúng em vui rồi. Chỉ mong công việc của anh ấy suôn sẻ, giao hàng nhanh rồi tranh thủ về quê nghỉ vài ngày nữa".

Thông quan trong mùa dịch

Tài xế Nguyễn Hòa tấp xe ngay ngắn trong bãi xe rồi lôi từ chiếc bếp tự chế dưới gầm rơmooc ra đủ đồ nấu ăn. Gạo, dưa hành, cá kho và cả chai rượu đế. "Bữa nay anh em tôi ăn tết" - anh Hòa cười rồi chui xuống gầm xe hì hụi nấu nướng.

Mâm "cỗ" tết muộn của cánh tài xế đường dài chỉ có cơm trắng, cá biển mang từ quê hương cho đỡ nhớ tết. Nhóm tài xế 3 người "mở tiệc ngay bên cạnh thùng xe. Một ly rượu đế ba người chuyền tay nhau uống chung chúc năm mới thanh long không xuống giá.

Nhóm tài container của anh Hòa quê ở Phan Rang - Tháp Chàm, chạy xe từ mùng 2 tết lên Lào Cai để kịp giao thanh long sang Trung Quốc. Năm nào anh cũng chạy sớm, có năm đi từ trước tết vì cửa khẩu ngày này dễ bị ách tắc. Năm nay dịch giã nhiều thủ tục hơn. Anh Hòa đã xong thủ tục khai báo hải quan, đợi hai ngày nữa để đến lượt đánh xe giao hàng sang Trung Quốc.

Ở các cửa khẩu phía Bắc, tài xế đánh xe qua cửa khẩu, đến khu vực cách ly rồi giao xe cho đội lái xe trung chuyển. Những người này sẽ giao xe, giao hàng cho phía bạn hàng bên Trung Quốc, họ nhận hàng xong, lái xe trung chuyển đánh xe về, khử trùng trước khi giao lại cho tài xế Việt Nam.

Mọi năm cứ đến mùa thanh long là cửa khẩu tắc dài. Cánh tài xế ăn ngủ vạ vật bên đường chờ thông xe. Hàng trên thùng xuống mã, chủ vựa khóc ròng vì lỗ. Mỗi ngày chỉ tính tiền dầu để chạy máy lạnh cho hàng hóa cũng phải tiền triệu. Mà để lạnh cũng chỉ được hơn tuần là phải bán. Nhất là các dịp chợ rằm, chợ ngày lễ ở Trung Quốc, nếu không bán đúng dịp, hàng ế, bạn hàng cũng trừ tiền, mất mối làm ăn.

"Mấy năm trước thì chúng tôi đi bán chợ. Cứ mang hàng sang Trung Quốc, mở thùng, khách mua thì bán. Có khi giá lên kiếm được chút, nhưng nhiều khi cũng lỗ. Năm nay dịch bệnh, "vựa" của tôi ký hợp đồng với đối tác bên kia, chỉ mang xe qua họ nhận hàng rồi chuyển khoản, trả xe về cho mình" - anh Hòa nói.

Tết này cửa khẩu mở từ mùng 1 đến mùng 4 bãi xe đã chật kín. Xe hàng "nóng" (hàng không bảo quản lạnh) được ưu tiên qua trước, xe lạnh đợi sau. Ở bãi hai ngày thì xe cũng đến lượt qua cửa khẩu, anh Hiệu mất trọn buổi sáng để đưa xe từ bãi chờ đến khu vực cách ly. Thủ tục thông quan làm qua mạng vài tiếng là xong. Chỉ có xe đông, lại phải đợi bàn giao ở khu vực cách ly. Bãi xe trước cửa khẩu ầm ĩ suốt mấy ngày đầu năm, xe nào cũng muốn đi trước.

Tài xế Hòa lái xe ra đến đầu cầu - khu vực cách ly rồi giao xe cho một tài xế mặc đồ bảo hộ kín người. Anh Hòa xách túi quần áo quay lại bãi xe, nấu cơm cùng đồng nghiệp. Hôm sau anh nhận lại xe tiếp tục vào Nam, hơn tuần nữa anh lại đánh xe vào cửa khẩu này. Và mùa xuân nghỉ ngơi với những đời xe "công" đường dài này là chuyện xa vời...

doi cong 3

Tài xế Trương Tấn Hiệu chuẩn bị đánh xe vào khu vực cách ly ở cửa khẩu Kim Thành - Ảnh: VŨ TUẤN

"Vợ con đi cùng xe vất vả lắm anh. Ngày tết không có mấy quán cơm nào mở hết, tụi em mang bánh tét, bánh tráng đi ăn đường. Nghỉ buổi tối mới tranh thủ nấu cơm, nhưng không được nghỉ lâu vì phải chạy cho kịp giờ giao hàng. Dọc đường nhìn thấy vợ chồng người ta đi chúc tết cũng thấy buồn lắm!" - tài xế Trương Tấn Hiệu tâm sự.

Chuyện đời sau tay lái - Kỳ cuối: Khi tài xế học võChuyện đời sau tay lái - Kỳ cuối: Khi tài xế học võ

TTO - Ở một góc nhà thi đấu, gần 50 học viên là tài xế đang chăm chú nghe ông Lâm Ngọc Đức, huấn luyện viên năng khiếu trẻ của đội tuyển Quân khu 7, hướng dẫn một số kỹ thuật của võ tự vệ.

Xem thêm: mth.71374130132201202-tet-gnohk-gnoc-iod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đời 'công' không tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools