Cụ thể, chiều ngày 15-2, tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn làm nhiệm vụ tại Quốc lộ 1A đã phát hiện tài xế V.H. điều khiển ôtô con, không có giấy phép lái xe (GPLX), không có giấy đăng ký xe theo quy định, không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác tiến hành đo nồng độ cồn của tài xế.
Gần đây cũng có một số trường hợp người tham gia giao thông khi bị CSGT gọi vào để kiểm tra, xử lý thì thường đưa ra điều kiện CSGT phải cho xem chuyên đề đã được duyệt. Nhiều bạn đọc thắc mắc là người dân yêu cầu CSGT phải xuất trình chuyên đề kiểm tra thì có được hay không.
Trả lời vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thành Nam, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết cuối năm 2019 Bộ Công an đã ban hành Thông tư 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Trong đó tại điểm d, Khoản 2, Điều 5 Thông tư này có quy định các nội dung như: Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông... thì phải được công khai.
Tuy nhiên, một số người đã hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ quy định này vì quy định công khai không đồng nghĩa với việc CSGT phải có trách nhiệm đưa những chuyên đề này ra cho người vi phạm xem.
Việc công khai theo quy định tại Điều 6, Thông tư 67 được thực hiện bằng các hình thức như: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an, đăng Công báo, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng... Do đó, mọi người cần hiểu đúng tinh thần của điều luật để tránh bị xử phạt không đang có.
Chia sẻ thêm, Luật sư Nam cho cũng cho biết hiện nay nhiều trường hợp yêu cầu CSGT phải cho xem chuyên đề là chưa hiểu đúng quy định của pháp luật, gây khó cho lực lượng chức năng trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.