vĐồng tin tức tài chính 365

Quy hoạch điện 2021-2030 vẫn ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo

2021-02-23 16:07

Quy hoạch điện 2021-2030 vẫn ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Mặc dù tốc độ phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong Tổng sơ đồ điện VII hiện hành liên tục bị phá vỡ trong mấy năm gần đây, gây ra những hệ lụy không nhỏ cho nền kinh tế, nhưng trong Dự thảo Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VIII, nguồn năng lượng này vẫn được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

Nhiều dự án điện gió và điện mặt trời tại Ninh Thuận phải giảm công suất phát do quá tải đường truyền. Ảnh: TTXVN

Năng lượng tái tạo: từ 13% lên đến 44% tổng công suất

Bộ Công Thương đã công bố Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) để lấy ý kiến các bộ ngành, trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Theo bản dự thảo quy hoạch gần 600 trang, rất kỳ công, trải qua rất nhiều vòng hội thảo để lấy ý kiến thì Chương trình phát triển nguồn điện tới năm 2030 của Việt Nam đạt 137,2 GW (trong đó nhiệt điện than là 27%, nhiệt điện khí là 21%, thủy điện 18%; điện gió, điện mặt trời và NLTT khác 29%. Nhập khẩu khoảng 4%; thủy điện tích năng là các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%).

Năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,GW. Trong đó, NLTT chiếm gần 44%. Viện Năng lượng (Bộ Công thương), cơ quan chủ trì soạn thảo đề án nhấn mạnh: “Cơ cấu nguồn điện cho thấy, Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển mạnh mẽ NLTT (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên đến gần 30% (2030) và 44% (2045). Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của thế giới”.

Các cơ cấu nguồn điện được phân chia dựa trên dự báo phát triển Kinh tế-xã hội và dự báo phụ tải. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân 6,6%/năm. Giai đoạn 2031-2045 bình quân 5,7%/năm. Dự báo điện thương phẩm năm 2030 đạt 491 tỉ kWh, năm 2045 đạt 877 tỷ. Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/GDP đạt 1,13 lần năm 2030 và giảm xuống 0,58 lần năm 2045. Còn hiện nay, hệ số này là 1,20 lần.

Để có thể đáp ứng được mức tăng trưởng các nguồn điện phù hợp, Quy hoạch điện VIII tiếp tục xây dựng hệ thống truyền tải điện 500 kV để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại TPHCM và đồng bằng sông Hồng. Tăng cường lưới điện truyền tải liên lết để hỗ trợ truyển tài công suất liên kết Bắc-Trung-Nam.

Chi phí biên sản xuất điện tăng dần:

Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 cần khoảng 128,3 tỉ đô la Mỹ. Trong đó cho nguồn điện là 95,4 tỉ đô la, cho lưới điện khoảng 32,9 tỉ đô la. Cơ cấu trung bình vốn đầu tư nguồn và lưới là 74% và 26%. Giai đoạn 2021-2030 cần 12,8 tỉ đô/năm.

Giai đoạn sau đó (2031-2045) cần 192,3 tỉ đô la, nghĩa là nếu tính trung bình hàng năm thì khoản kinh phí cần là 12,8 tỉ đô la. Chi phí biên bình quân cho phần nguồn sản xuất điện là 8,8 cent Mỹ/kWh (2021-2030); 9,6 cent/kWh (2031-2045). Chi phí biên bình quân đến lưới phân phối là 11,4 cent/kWh (2021-2030) là 12,3 cent/kWh (2021-2045).

Đến 2020, nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 30%, thủy điện vẫn chiếm khoảng 30%, tourbin khí và nhiệt điện chạy dầu chiếm 13%. Điện mặt trời (gồm cả điện mặt trời áp mái) chiếm 24%. Điện gió 1%, điện sinh khối khoảng 1% và nhập khẩu từ Lào là 1%.

Tổng số các nhà máy điện đang hoạt động khoảng 162 (không bao gồm các nhà máy thủy điện nhỏ và NLTT). Cơ cấu nguồn điện và các chủ sở hữu đã đa dạng hơn do sự phân chia, cổ phần hóa các công ty phát điện. Hiện nay, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ còn chiếm khoảng 13% tổng công suất nguồn điện. Trong khi tỉ trọng công suất nguồn điện thuộc tư nhân lên đến 38%.

 

Xem thêm: lmth.oat-iat-gnoul-gnan-neirt-tahp-neit-uu-nav-0302-1202-neid-hcaoh-yuq/549313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quy hoạch điện 2021-2030 vẫn ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools