vĐồng tin tức tài chính 365

Vắc xin Covid-19 đã về nước: Phản ứng phụ như thế nào?

2021-02-25 11:22

Phản ứng phụ như thế nào?

PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp của Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp Bộ Y tế cho biết đối với vắc xin Covid-19 lần này việc tiêm chủng phải theo quy định của Bộ Y tế, đơn vị nhập khẩu cũng không được phép bán, hay cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức nào.

Theo PGS Phu quan điểm của Chính phủ là toàn dân sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 nhưng hiện nay sẽ ưu tiên cho đối tượng có nguy cơ đã được đề cập trong kế hoạch của Bộ Y tế, còn các doanh nghiệp muốn tiêm cũng phải ưu tiên cho những đối tượng thuộc diện ưu tiên trước. Tại thời điểm này, chúng ta chưa triển khai tiêm dịch vụ vắc xin Covid-19.

Các đối tượng được tiêm theo kế hoạch mỗi người sẽ cần tiêm 2 mũi đối với loại vắc xin AstraZeneca. Thời gian tiêm cách nhau tối thiểu 21 ngày. Sau khi tiêm cũng không cần phải kiêng cữ gì nhưng cần theo dõi nếu có sự khác thường về sức khoẻ thì báo ngay cho cơ sở y tế.

Theo PGS TS Duơng Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng /hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong.

 Vắc xin Covid-19 đã về nước: Phản ứng phụ như thế nào?  - Ảnh 1.

PGS Trần Đắc Phu.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca, các phản ứng thường gặp với tỉ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1- <10 %.

Tuy nhiên các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp được báo cáo theo kết quả thử nghiệm lâm sàng ở Brazil, Nam Phi, Anh thì tỉ lệ phản ứng còn có thể cao hơn, cụ thể đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi (> 50%); đau cơ, khó chịu (>40%); sốt, ớn lạnh (>30%); và đau khớp, buồn nôn (>20%).

Để đảm bảo triển khai vắc xin an toàn, PGS Hồng cho rằng trước khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19, cán bộ y tế sẽ được tập huấn về việc sử dụng vắc-xin và theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng... Trang thiết bị phòng, chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng (nếu có) cũng được trang bị đầy đủ tại các điểm tiêm chủng.

Việc triển khai vắc xin sẽ theo tiến độ cung ứng vắc xin và việc triển khai sẽ được theo dõi, giám sát chặt chẽ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai biến.

Vẫn phải tự phòng dịch

PGS Phu nhấn mạnh thêm hiện tại có vắc xin và theo kế hoạch của Bộ Y tế trong việc tiêm chủng sẽ tiến hành trên diện rộng vào năm 2021, không lo thiếu vắc xin. Hiện có rất nhiều công ty vắc xin Việt Nam có thể đặt mua.

Để có miễn dịch cộng đồng thì phải "phủ" vắc-xin ở 60-70% dân số việc tiêm vắc xin bình thường sau một thời gian mới có kháng thể để chống lại virus. Thường thì 15 ngày cơ thể sẽ có miễn dịch nhưng mức độ bảo vệ còn tuỳ thuộc vào loại vắc-xin, tùy vào từng đối tượng và sau tiêm một mũi hay sau tiêm mũi nhắc lại lần 2.

Theo PGS Phu đối với vắc-xin Covid-19 Việt Nam nhập khẩu của hãng AstraZeneca sáng 24/2 thì miễn dịch khoảng 60- 70% và thực tế hiện nay người ta cũng chưa biết miễn dịch kéo dài được bao lâu.

Vì vậy, trong thời điểm nguy cơ dịch trên thế giới vẫn còn lây lan và nguy cơ dịch trong nước vẫn còn cao nên cũng không vì có vắc-xin hoặc đã được tiêm mà chúng ta lơ là phòng bệnh.

PGS Phu khuyến cáo người dân cần thực hiện các nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Một minh chứng cụ thể là Israel đã tiêm vắc xin được 50% dân số thì chính phủ vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, khử khuẩn...

Ngọc Anh

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.30882950152201202-oan-eht-uhn-uhp-gnu-nahp-coun-ev-ad-91-divoc-nix-cav/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vắc xin Covid-19 đã về nước: Phản ứng phụ như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools