Chiến tranh của thập niên 1960 vốn ác liệt là thế lại như lùi xa sau những hàng rào chè xanh bao bọc ngôi nhà gạch, mảnh sân khu vườn với cây bưởi, cây nhãn, hàng nguyệt quế thơm ngát, lại như không chạm đến người mẹ tảo tần chạy chợ lo cơm, người cha quanh năm sách vở chữ nghĩa, cậu con trai tinh nghịch tình cảm.
Ảnh: PHẠM VŨ
Bên trong rặng chè xanh ấy, nếp nhà dòng dõi vẫn được duy trì nghiêm cẩn, văn chương vẫn được tích lũy, văn hóa vẫn được trau dồi, cả những nếp sinh hoạt phong lưu vẫn còn rộng chỗ để thể hiện tài hoa.
Đậm đặc và thú vị nhất trong Nơi đây yên nghỉ là những hồi ức về nếp sinh hoạt rất Huế ấy, những giải mã lịch sử, ngôn ngữ, ngôn phong trong những giao thoa, tiếp biến văn hóa bao năm ghi dấu lại trên thớ đất, dòng sông, trên con người...
À, thì ra những ôn, những mệ Huế đã sống như vậy - vừa khước từ "mũ ni che tai" vừa xoay xở khéo léo giữa chiến tranh để gìn giữ chất Huế. À, thì ra những thanh niên Huế đã thấm thía với Huế như vậy để sau này - sau cả một cuộc đời cuộn xoáy với những thăng trầm lịch sử - họ lại trở lại thành những ôn, những mệ rất Huế.
Và cũng hồi hộp, hấp dẫn không kém với độc giả hôm nay là cuộc rượt bắt, xâm nhập của chiến tranh bên kia hàng rào chè xanh. Trước sức mạnh của chiến tranh, tất nhiên, hàng rào cây chè là quá mong manh.
Chiến tranh đã bắt kịp, đã vượt qua, đã giày đạp rặng chè ấy trong một ngày xuân đến tết về. Cuốn tiểu thuyết đột ngột kết thúc ở đó, để lại những khoảng trống rộng đến mênh mông cho độc giả tiếp tục suy ngẫm, để nối vào với nỗi buồn hiu quạnh của người kể chuyện - vốn kể chuyện bằng đôi mắt tò mò trẻ thơ - và đã trở thành người lớn trong mấy trang mở đầu...
Những suy ngẫm ấy có thể sẽ vượt qua cả những dự liệu của tác giả, khi mà ông cho biết khởi nguồn của cuốn sách vốn là một công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại của ngôn ngữ Hán - Việt trong việc hình thành tiếng Việt.
Biến công trình ấy thành tiểu thuyết với lời văn đẹp đẽ thấm đầy tình yêu Huế của mình là một lựa chọn thông minh, vì mỗi người đọc sẽ tiếp tục viết trong tâm tưởng công trình ấy với ngôn ngữ riêng của quê mình. Và một lần nữa, lịch sử sẽ được soi chiếu, được viết tiếp...
Quê Việt mình, những hàng rào chè xanh ở đâu cũng có. Yêu quê, hiểu quê để mà an tâm yên nghỉ nơi quê hương có lẽ là điều tác giả mong mỏi cho độc giả của mình.
TTO - Đọc cuốn sách mới ra mắt Sài Gòn một thuở "Dân Ông Tạ đó!" của nhà báo Cù Mai Công, tôi chợt nhớ câu viết của nhà viết tiểu luận Hubert Butler người Ireland, đại ý là với ông, lịch sử địa phương rất quan trọng, có khi hơn cả lịch sử 1 đất nước.
Xem thêm: mth.44903210152201202-ihgn-ney-yad-ion-auc-iom-gnom-ueid/nv.ertiout