vĐồng tin tức tài chính 365

Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân

2021-02-27 17:02
Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân - Ảnh 1.

Tác giả phải tăng cân lên trên 50kg mới được hiến máu - Ảnh: NVCC

Trong khi đó, chị Hoa Lê, làm việc tại một nhà hàng Việt Nam, cho biết trước đây chị cũng rất muốn đi hiến máu nhưng ngày nào cũng đi làm đến tận khuya nên chưa có thời gian. Nay dịch bệnh, nhà hàng chỉ mở cửa cầm chừng, chị rảnh hơn để đi hiến máu giúp người.

Muốn hiến máu phải ăn ngủ cho... mập hơn

Hơn 5 năm trước, ở Úc yêu cầu cân nặng cho người hiến máu chỉ là trên 45kg. Sau đó, yêu cầu này tăng lên phải trên 50kg. Tôi cùng cô bạn trước đó vẫn thường xuyên đi hiến máu và huyết tương, nhưng theo luật mới phải ngưng lại chờ... tăng cân! 

Lần đó, số cân của tôi... chạm mốc 50kg, nhưng nhân viên Hội Chữ thập đỏ bảo nếu trừ áo quần đang mặc thì... dưới 50kg, nên yêu cầu tôi phải về... ăn thêm sao cho "vượt chỉ tiêu" mới được quay lại hiến tiếp!

Mặc cho tôi và cô bạn quả quyết sức khỏe cực kỳ tốt, nhưng luật là luật, muốn hiến thì hãy ráng về ăn ngủ sao cho cân nặng nhỉnh hơn một tí. Nên sau này dù muốn giảm cân thế nào, tôi cũng phải giữ mức trên 51 kg nếu muốn tiếp tục tặng máu.

Trường hợp chị Tâm Trần cũng vậy. "Ngày đi hiến máu, sợ không đủ số ký như quy định nên tôi mặc thêm quần áo, mang giày đế nặng. Trước khi đi cũng ăn thật no và uống hai chai nước đầy nhưng họ vẫn từ chối vì chưa đủ ký" - chị Tâm Trần kể.

Ngược lại với chị Tâm Trần là Hiếu Lê, một du học sinh có thân hình "tròn quay" vượt xa chỉ tiêu. Thấy bạn gái đi hiến máu, bản thân sức khỏe cũng tốt nên anh cũng muốn chia "tí huyết" của mình cho người khác. 

Nhưng ngay buổi đầu tiên, vừa hiến máu xong thì anh lăn đùng ra... xỉu. Không cần nhân viên cấm cản mà chính anh cũng "sợ khiếp vía", đến giờ vẫn chưa dám "thử vận" lần nữa.

Không chỉ riêng cân nặng mà ngay cả số lần hiến máu cũng được quy định rõ theo cơ chế tái tạo máu. Giữa các lần hiến máu toàn phần sẽ phải cách nhau ít nhất 12 tuần. 

Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân - Ảnh 2.

Tác giả đi hiến máu sáng 27-2 tại Melbourne. Trước khi hiến, nhân viên chích ngón tay thử coi có đủ chất sắt không, nếu không đạt yêu cầu là không vô hiến được - Ảnh: ANH ĐÀI

Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân - Ảnh 3.

Tác giả đi hiến máu sáng 27-2. Con số trên cột, bên dưới là “chỉ tiêu” huyết tương sẽ lấy, con số bên trên là đang lấy tới mức đó khi nào số trên bằng số dưới thì là ngừng - Ảnh: ANH ĐÀI

Trước đây, khi tôi đi hiến huyết tương thì quy định là phải cách nhau 3-4 tuần, nhưng mới tháng trước được đề nghị 2 tuần đã có thể hiến trở lại. Lượng máu cũng như huyết tương thường sẽ được lấy là 500ml cho một lần hiến. 

Sau nhiều lần hiến thì nhân viên sẽ đề nghị tăng dần lượng huyết tương, nhưng quy định tối đa là 800ml cho mỗi lần hiến. Riêng phụ nữ Việt nhỏ nhắn chỉ vừa đủ tiêu chuẩn trên 50kg như tôi thì lần hiến tối đa là 627ml.

Chị Tiên Dung, người luôn khao khát sẻ chia với người khác, tâm sự: "Trước khi đi hiến máu lần đầu, dù biết Hội Chữ thập đỏ sẽ làm các xét nghiệm trước khi truyền máu nhưng để chắc chắn là máu mình đủ tốt, tránh rủi ro cho người nhận, tôi đã đến bác sĩ để làm các xét nghiệm máu. Khi chắc chắn kết quả xét nghiệm tốt, tôi mới đi hiến máu". 

Bởi theo chị, nếu mình muốn giúp đỡ người khác mà chính bản thân mình mang bệnh để lây lan thì càng "mang tội" nhiều hơn.

Thỉnh thoảng Hội Chữ thập đỏ lại gửi email hoặc tin nhắn đến người hiến tặng với nội dung như "huyết tương bạn hiến đã giúp thay đổi nhiều cuộc đời. Lời cảm ơn dường như là không đủ, nhưng làm sao chúng tôi có thể không nói...". 

Thư gửi cũng thay mặt cho bệnh nhân đã từng sử dụng máu để gửi lời cảm ơn lần nữa đến người hiến tặng. Dù không biết ai là người đã được nhận nhưng những email đó như khích lệ rằng máu của mình đã giúp được người khác...

Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân - Ảnh 4.

Khu vực ăn nhẹ lịch sự ở nơi hiến máu - Ảnh: ANH ĐÀI

Máu đào trao đi...

Hội Chữ thập đỏ Úc có nhiều chi nhánh trên toàn quốc và có dịch vụ lưu động để thuận tiện việc di chuyển cho người hiến máu. Theo thống kê, có trên 1,3 triệu ca hiến máu và huyết tương với tỉ lệ 1 trong 30 người Úc hiến tặng mỗi năm.

Không phải chỉ người Việt ở Úc lâu năm mới hiến máu mà nhiều du học sinh Việt cũng tình nguyện góp phần. Có người thích đi theo nhóm, người lại thích "âm thầm" đi một mình. 

Đến hiến máu, bạn phải trả lời trung thực một loạt câu hỏi để bảo đảm cho việc hiến và nhận máu được an toàn. Điều này dễ làm nản lòng những ai xem việc hiến máu như là "sự bố thí" và không thực tâm muốn hiến tặng.

Cũng để tránh sự thiếu thành thật trong việc trả lời những câu hỏi tế nhị, luật ở Úc quy định không cho phép người thân trong gia đình truyền máu cho nhau. 

Vì nhiều câu hỏi mang tính chất khá riêng tư, nhất là về quan hệ tình dục, có khi để tránh né việc phải đối diện với sự chất vấn của người thân nên sẽ có nhiều người trả lời không đúng sự thật gây thiếu an toàn trong việc cho và nhận máu.

Có một số người đi hiến máu đơn giản chỉ vì muốn giúp đỡ người khác. Một số khác lại cho rằng việc hiến máu giúp chính bản thân mình ngăn ngừa ung thư và tránh được một số bệnh, vì máu của họ sẽ được xét nghiệm trước khi truyền cho người nhận. 

Cũng lại có những trường hợp như anh Hoàng Phan, công ty quy định cho nhân viên một ngày nghỉ phép tham gia hoạt động từ thiện. Đi hiến máu cũng là hoạt động thiện nguyện, nên anh tính nếu đi làm các hoạt động từ thiện khác sẽ hết cả ngày, trong khi đi hiến máu chỉ 1-2 tiếng, sau đó có thể về nhà nghỉ ngơi hoặc đi chơi đây đó. 

Thậm chí, một số bạn trẻ còn rỉ tai nhau rằng đi hiến máu hay làm việc thiện nguyện để "đẹp hồ sơ", sau này xin việc sẽ được ấn tượng tốt hơn...

Dù suy nghĩ cách này hay cách khác, dù là hiến tặng với cả tấm lòng hay "có chủ đích" thì việc hiến máu cũng đã, đang và sẽ giúp rất nhiều bệnh nhân có thêm nhiều cơ hội được cứu chữa. 

Nhờ sự hiến tặng này mà dịch vụ về máu của Hội Chữ thập đỏ Úc có cơ hội tồn tại hơn 90 năm nay với con số hơn nửa triệu người Úc hiến tặng mỗi năm.

Các nhân viên phòng tiếp nhận máu làm việc liên tục với lượng người đến hiến và họ vẫn tuân theo "quy định mùa dịch" của chính phủ: kiểm tra nhiệt độ, giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang.

Trước khi đến hiến, ngoài nhận tin nhắn như thường lệ của Hội Chữ thập đỏ báo cuộc hẹn và dặn dò những điều cần thiết cho hiến máu, thời dịch họ còn nhận thêm lời dặn: "Vui lòng đừng đem theo ai đến, theo quy định giãn cách".

Không có bán máu

di hien mau 2

Nhiều người Việt tham gia hiến máu ở Úc - Ảnh: ANH ĐÀI

Ở Úc không có chuyện bán máu hay nội tạng, tất cả đều là tình nguyện hiến tặng. Việc hiến máu toàn phần, hiến huyết tương hay tiểu cầu đều hoàn toàn thiện nguyện và người hiến tặng không được bất cứ khoản bồi hoàn nào.

Tuy không phải trả chi phí cho người hiến tặng nhưng Hội Chữ thập đỏ cũng cần những khoản liên quan đến việc thu thập, xét nghiệm, xử lý và phân phối máu an toàn.

Các chi phí này được chính quyền tiểu bang và liên bang chi trả hoàn toàn. Bệnh nhân dù thuộc bệnh viện công hay tư cũng đều không phải trả phí cho máu được truyền.

Tuy nhiên, giá thành (khá cao) vẫn được in trên nhãn mỗi túi máu, mục đích là để tăng cường nhận thức về việc cung cấp máu. Mọi người nên hiểu rằng máu rất quý giá, đã được những người hào phóng hiến tặng nên cần được sử dụng và quản lý một cách cẩn trọng.

Cầu thủ Đoàn Văn Hậu hiến máu: Cầu thủ Đoàn Văn Hậu hiến máu: 'Mỗi người đều có thể làm điều gì đó cho người khác'

TTO - 'Mỗi người đều có thể làm được điều gì đó cho người khác, miễn là mình muốn chia sẻ. Nhất là giữa đại dịch COVID-19 này cần rất nhiều sự tương thân, tương ái từ mọi người' - Đoàn Văn Hậu tâm sự khi lần đầu đi hiến máu sáng 25-2.

Xem thêm: mth.83540650172201202-nac-gnat-hcac-mit-iahp-teiv-iougn-hcid-auig-uam-neih-id/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đi hiến máu giữa dịch, người Việt phải tìm cách... tăng cân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools